Bài viết của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Thay đổi mạnh mẽ quan điểm và nhận thức về vai trò khu vực kinh tế tư nhân
Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” ngày 17/3, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Liên quan đến nội dung trong bài viết, nhấn mạnh mục tiêu chiến lược của Việt Nam đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, đây là một mục tiêu rất cao nhưng không phải là không thể đạt được. Nếu chúng ta biết phát huy được đầy đủ các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, khơi thông được các điểm nghẽn tăng trưởng, tận dụng được tối đa các cơ hội phát triển của bối cảnh mới. Việc đặt ra mục tiêu rất cao là yếu tố thúc đẩy quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự thay đổi mạnh mẽ về quan điểm và nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởngTâm đắc với nội dung được Tổng Bí thư đề cập trong bài viết đó là kinh tế tư nhân là “đòn bẩy thịnh vượng", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường cho rằng, thực tế thời gian qua, mặc dù môi trường đầu tư và kinh doanh còn nhiều rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và bản thân khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn những yếu kém nội tại nhưng các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, chiếm ưu thế trong tỉ trọng đóng góp đối với tăng trưởng GDP, vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm. Các tập đoàn, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân quy mô lớn đã từng bước khẳng định khả năng đảm trách vai trò “động lực kéo” đối với tăng trưởng và phát triển; các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ bao phủ hầu khắp các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế đảm trách vai trò “động lực đẩy” đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là thước đo chính xác nhất về trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phát triển khu vực kinh tế tư nhân dựa trên chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và đảm bảo khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, là yếu tố tạo nên “đòn bẩy thịnh vượng” của quốc gia. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường cho rằng, thời gian qua, các động lực tăng trưởng truyền thống gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu đã báo hiệu điểm tới hạn nếu không có sự thay đổi về chất. Các động lực tăng trưởng mới như: Chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được xác định nhưng chưa được cụ thể hóa bằng thể chế, chính sách đầy đủ để thực sự có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Các điểm nghẽn tăng trưởng có tính lâu dài gồm thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa có những giải pháp có tính căn cơ. Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn so với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực phát triển như: Đất đai, tín dụng, nguồn nhân lực chất lượng cao, thông tin, trong khi khu vực kinh tế tư nhân lại chiếm ưu thế trong tỉ trọng đóng góp đối với tăng trưởng GDP, vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm; khu vực kinh tế tư nhân khó tham gia được vào một số lĩnh vực mà vốn là “sân chơi” của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI với quy mô vốn lớn. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân vẫn tồn tại những điểm yếu nội tại về quy mô, công nghệ, năng lực quản trị, văn hóa kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, trong khi nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển khó đi vào cuộc sống do sự phức tạp của hệ thống các quy định. Tất cả các nguyên nhân trên đã làm chậm tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần II)
17:42' - 17/03/2025
Để kinh tế tư nhân phát triển, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần I)
17:24' - 17/03/2025
Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30'
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada cam kết cải tổ toàn diện nền kinh tế
09:05' - 03/05/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định sẽ thực hiện cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến Thứ II.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16' - 02/05/2025
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo vốn mồi cho đầu tư mạo hiểm
08:47' - 02/05/2025
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động giúp các công ty khởi nghiệp thiết lập quan hệ với một mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.