Bám sát, kịp thời cung cấp số liệu thống kê về các vấn đề nóng của nền kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025 và Tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết đơn thư và khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, được tổ chức tại Hà Nội, trong ngày 2 ngày 23-24/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh một số điểm nổi bật của ngành thống kê trong năm 2024 như: cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu thống kê để phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, dự báo tham mưu cho các cấp chính quyền chỉ đạo quản lý điều hành, thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực của cả nước, cũng như các vùng và địa phương, đặc biệt trong công tác xây dựng quy hoạch của các cấp, các ngành trong năm qua.
Đồng thời, ngành thống kê giúp Bộ Chính trị xây dựng các nghị quyết và triển khai thực hiện 6 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của 6 vùng kinh tế; làm tốt công tác xây dựng báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chủ động bám sát tình hình, kịp thời cung cấp thông tin, số liệu thống kê về những vấn đề nóng, mới phát sinh của nền kinh tế để có thể có tham mưu về cơ chế chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành, ứng phó.
“Đây là kết quả của chủ động đổi mới công tác thống kê trong những năm qua, luôn bám sát “hơi thở cuộc sống” để chủ động triển khai điều tra, khảo sát, đánh giá các vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Qua đó, thể hiện sự phối hợp, đồng hành, gắn kết chặt chẽ của ngành thống kê với các cơ quan, đơn vị, tham mưu chính sách để kịp thời đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong công tác chỉ đạo điều hành. Thực hiện tốt công tác đánh giá, dự báo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền ra các quyết sách quan trọng như: phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, phương án cải cách tiền lương, điều chỉnh giá điện, các dịch vụ y tế, giáo dục… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, ngành thống kê cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhất trí các nhiệm vụ ngành thống kê đặt ra trong năm 2025. Từ những kết quả đạt được trong những năm qua và riêng năm 2024, Bộ trưởng tin tưởng toàn ngành thống kê sẵn sàng chủ động bước vào giai đoạn mới sau khi sắp xếp bộ máy, tiếp tục phát huy, đoàn kết và chủ động thực hiện nhiệm vụ trong năm 2025, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương trình bày một số kết quả chính toàn ngành Thống kê đạt được trong năm 2024, từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.Kết quả nổi bật ngành thống kê đạt được trong năm 2024 là: nâng cao chất lượng sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và nhu cầu của người dùng tin.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê; thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các đề án lớn của ngành. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phối hợp, chia sẻ với bộ, ngành, địa phương; hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê ngày càng được tăng cường, mở rộng; công tác tuyên truyền và thanh tra thống kê ngày càng được đẩy mạnh.Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, tồn tại để đề ra giải pháp phù hợp, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai công việc còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Công việc ngày càng nhiều, yêu cầu thời gian thực hiện gấp; sự phối hợp của một số bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời, đầy đủ; công tác quản lý tài chính, tài sản của một số đơn vị dự toán trực thuộc chưa tuân thủ đúng hướng dẫn...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%
09:43' - 15/12/2024
Trong quý cuối năm 2024, nếu không có những biến động lớn xảy ra, như bão, lũ hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta có cơ sở để đạt được mức tăng trưởng 7% năm 2024.
-
Hàng hoá
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 9%
11:54' - 12/12/2024
Các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, không để xảy ra tình trang thiếu hàng, sốt giá...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp xây dựng dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về y tế, giáo dục
20:35' - 17/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời tiếp tục xin ý kiến của các chủ thể liên quan; hoàn thiện các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ khả năng cân đối vốn cho các dự án
20:34' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bịt "lỗ hổng" pháp lý để quản lý hiệu quả hàng hoá
19:34' - 17/05/2025
Ngày 17/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách Nhà nước
19:16' - 17/05/2025
Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được đánh giá là dự án luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp Việt Nam - Bài cuối: "Hạt ngọc trời" vươn mình trong kỷ nguyên mới
18:15' - 17/05/2025
Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ thiếu đói, ĐBSCL đã vươn lên trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp của Việt Nam - Bài 1: Vùng đất lạc hậu hóa vựa lúa vàng
18:00' - 17/05/2025
Sự trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay được dựng xây từ mồ hôi và ý chí của hàng triệu người nông dân, những người đã kiên cường bám đất, bám đồng và không ngừng đổi mới tư duy sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương
17:04' - 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương động thổ xây dựng 3 dự án chiến lược
16:04' - 17/05/2025
Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững, kinh tế xanh và chuyển đổi số là những trụ cột chiến lược để đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
15:04' - 17/05/2025
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.