Bằng chứng mới về sự cố thực sự khiến Titanic chìm dưới đại dương

18:51' - 03/01/2017
BNEWS Trước khi bị tảng băng trôi trên đại dương giáng đòn chí mạng, con tàu “không thể chìm” Titanic đã bị suy yếu vì một trận hỏa hoạn.
Hình ảnh con tàu Titanic.

Theo Sputnik, trong một phim tài liệu mới “Titanic: Bằng chứng mới” trên  kênh 4 của BBC phát ngày đầu năm, các chuyên gia cung cấp bằng chứng cho thấy chính một đám cháy đã góp phần không nhỏ đưa con tàu khổng lồ, xa hoa và “không thể chìm” Titanic xuống đáy đại dương sau khi va vào một tảng băng làm trên 1.500 hành khách thiệt mạng.

Theo phóng viên Senan Mology, người đã nghiên cứu về thảm họa Titanic trong 30 năm, trước khi con tàu rời xưởng đóng tàu Belfast ở Anh, một đám cháy lớn đã làm hư hại thân tàu chính nơi tảng băng va vào sau đó. Tờ Telegraph dẫn lời phóng viên Molony cho hay Titanic chìm là sự kết hợp của nhiều nhân tố khác nhau: lửa, băng và sự cẩu thả của con người.

Phóng viên Molony kiểm tra những tấm ảnh hiếm về Titanic được kĩ sư trưởng chụp lại trước khi con tàu rời đi để xác định những vệt đen của lửa trên mạn phải phía trước thân tàu. Theo tờ “The Sun”, những tấm ảnh xuất hiện sau một cuộc đấu giá tư nhân gần đây cho thấy những vệt đen dài 9 m ở vị trí tảng băng sẽ đâm sau này. 

Chuyên gia Molony cho rằng, có thông tin nói về vết cắt dài 90 m do băng gây ra trên thân tàu Titanic song khi xác tàu được kiểm tra, những người nghiên cứu không tìm thấy dấu vết đó. Trong khi đó, đám cháy dù được biết đến nhưng không được thảo luận nhiều và chưa từng có ai điều tra trước đây, những chi tiết có thể làm thay đổi hoàn toàn câu chuyện thế giới biết về thảm họa Titanic.

Đám cháy này xuất hiện khi hàng trăm tấn than gần một trong những phòng hơi nước của con tàu, tích đủ nhiệt để bốc cháy trong một khu vực chứa nhiên liệu lớn. Theo Telegraph, hơn 10 người đàn ông tham gia dập lửa nhưng ngọn lửa kéo dài trong vài ngày,thậm chí vài tuần, và nhiệt độ có thể đã lên đến khoảng 1.000 độ C. Theo các chuyên gia kim loại, khi đạt đến nhiệt độ này, thép sẽ trở nên giòn và giảm độ cứng đến 75%.

Cũng theo Molony, nhân viên tàu đã được giám đốc công ty lắp ráp con tàu yêu cầu không được đề cập đến đám cháy với bất kì người nào trong số 2.500 hành khách và Titanic đã được đưa về xưởng để che giấu những vệt cháy khỏi ánh nhìn của khách hàng.

Dù có được đề cập đến sau vụ chìm tàu nhưng đám cháy này hoàn toàn không được chú trọng. 

Ông Richard De Kerbrech, một chuyên gia khác về Titanic và tác giả nhiều quyển sách liên quan chủ đề này, cho rằng phóng viên Molony có thể đang gợi mở ra một vấn đề không hề nhỏ. “Chủ tịch và kĩ sư có mặt trên tàu vì vậy có nhiều chuyện đã bị giữ im lặng”, ông nói.

Cũng theo ông, đám cháy có thể là một trong những nguyên nguyên giải thích Titanic di chuyển với vận tốc lớn như vậy trên đại dương trước thời điểm va băng thảm họa. “Cách để giải quyết đám cháy [trong boogke] là đào than ra và đưa chúng vào nơi duy nhất phù hợp, lò đốt, đồng nghĩa với việc con tàu di chuyển với vận tốc lớn hơn bình thường”, ông nói.

Ngày 10/4/1912, tàu Titanic rời Anh và chìm ở Bắc Đại Tây Dương ngày 15/4 trong hành trình đầu tiên và cũng là cuối cùng.

>>> James Cameron hé lộ những phần tiếp theo của bom tấn "Avatar"

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục