Băng tan xảy ra theo đúng kịch bản xấu nhất của Liên hợp quốc
Lượng nước đóng băng tại những vùng này nếu tan chảy hết có thể khiến mực nước ở các đại dương tăng lên 65cm.
Theo báo cáo mới đăng trên Nature Climate Change, tình trạng băng tan ở 2 dải băng trên từ năm 2007 tới 2017 đang diễn ra tương ứng "một cách gần như hoàn hảo" với những dự báo khắc nghiệt nhất mà Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra.
Theo những dự báo này, băng tan ở 2 dải băng kể trên sẽ khiến mực nước ở các đại dương tăng tối đa 40cm vào năm 2100.
Nếu kịch bản này xảy ra, thế giới sẽ hứng chịu tác động nghiêm trọng, các cơn bão sẽ mạnh hơn với sức tàn phá ghê gớm hơn, các vùng ven biển, nơi có hàng triệu dân sinh sống, sẽ liên tục rơi vào cảnh ngập lụt trầm trọng.
Như vậy, mực nước biển dâng kể trên cũng đã cao gấp 3 lần so với những dự báo ở cấp độ trung bình mà IPCC đưa ra trong báo cáo đánh giá công bố năm 2014, trong đó dự đoán mực nước biển dâng là 70cm từ mọi nguồn, bao gồm các sông băng trên núi và mức giãn nở của nước biển khi khí hậu ấm lên.
Dù các mô hình theo dõi xu hướng băng tan không phản ánh đúng thực trạng nhưng báo cáo đặc biệt của IPCC công bố năm 2019, dự báo về các khu vực đóng băng trên Trái Đất tới cuối thế kỷ 21, vẫn duy trì những mức dự báo cũ với Greenland và chỉ tăng một chút dự báo cho vùng Nam Cực trong kịch bản khí nhà kính thải ra môi trường ở mức cao nhất.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu kêu gọi IPCC xây dựng một kịch bản khắc nghiệt nhất thay thế cho kịch bản hiện tại vì ngay từ bây giờ thì thực trạng băng tan đã đạt tốc độ nêu trong kịch bản này.
Những dự báo về mực nước biển dâng có vai trò quan trọng giúp các chính phủ xây dựng chính sách khí hậu, các chiến lược ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Nếu mực nước biển dâng không được đánh giá đúng, những biện pháp mà các chính phủ đưa ra có thể sẽ không phù hợp và khiến các cộng đồng cư dân ven biển hứng chịu những tác động nặng nề mà không được bảo vệ.
Theo nghiên cứu mới công bố năm 2019, nếu các dải băng tan ở những cấp độ nghiêm trọng nhất theo dự báo của IPCC thì tính đến giữa thế kỷ 21, khoảng 50 triệu dân toàn cầu có thể hứng chịu các trận ngập lụt thường niên.
Nếu mực nước biển dâng ít nhất 1m, thế giới sẽ phải bỏ ra chi phí khoảng 70 tỷ USD/năm cho các biện pháp bảo vệ những vùng duyên hải trước các trận ngập lụt./.
- Từ khóa :
- băng tan
- Greenland
- Nam Cực
- biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Đời sống
Nước biển dâng tới 8 mét do băng tan từ cách đây 14.000 năm
13:19' - 22/04/2020
Sự tan chảy của lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu từ 14.000 năm trước đã làm mực nước biển trên toàn cầu khi đó dâng thêm khoảng 8 mét.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động tình trạng nước biển dâng do băng tan nhanh
07:31' - 13/03/2020
Các nhà khoa học cảnh báo Greenland và Nam Cực đang có tốc độ băng tan cao gấp 6 lần so với những năm 90 của thế kỷ 20, kéo theo hệ quả mực nước biển dâng.
-
Kinh tế & Xã hội
Băng tan có thể dẫn tới nhiều hình thái thời tiết cực đoan
17:27' - 07/02/2019
Hàng tỷ tấn nước tan ra từ các khối băng khổng lồ ở Greenland và Nam Cực đang đổ về đại dương có thể dẫn tới nhiều hình thái thời tiết cực đoan, gây xáo trộn khí hậu Trái Đất trong nhiều thập kỷ tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết hôm nay 6/4: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng
07:29'
Dự báo thời tiết ngày 6/4, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông; Nam Bộ nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ có mưa rào rải rác, Nam Bộ nắng nóng
18:05' - 05/04/2025
Bnews. Nhận định tình hình thế thời tiết từ ngày 5/4 đến ngày 7/4/2025, Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, các khu vực khác thời kỳ từ ngày 7/4-15/4/2025 ngày nắng có nơi nắng nóng.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết đêm 5/4: Nhiều khu vực có mưa
17:35' - 05/04/2025
Đêm 5/4 và ngày 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 50 mm.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa dông
16:43' - 05/04/2025
Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 6-7/4), khu vực trung du, đồng bằng, vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ, mưa rào và rải rác có dông.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 5/4: Hà Nội có mưa rào rải rác
07:51' - 05/04/2025
Tại Thủ đô Hà Nội, trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 20-22 độ C, cao nhất từ 24-26 độ C.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Vùng thấp trũng Đông Nam Bộ đề phòng ngập úng vào chiều tối và đêm
17:12' - 04/04/2025
Dự báo từ chiều tối 4/4 đến ngày 5/4, khu vực ven biển các tỉnh, thành phố từ Vũng Tàu đến Cà Mau mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu là 3,95 - 4,05m.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng diện rộng
16:25' - 04/04/2025
Đối với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, có nơi có dông. Riêng phía Tây Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 4/4: Nam Bộ có nắng nóng
08:50' - 04/04/2025
Dự báo ngày 4/4 -5/4, Nam Bộ nắng nóng và thời gian nóng từ 12-15 giờ. Nắng nóng còn có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết 4/4: Miền Bắc rét về đêm, Nam Bộ triều cường dâng cao
18:27' - 03/04/2025
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo các khu vực trũng, thấp ở ven biển, ven sông, vùng ngoài đê bao phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng trong khoảng thời gian chiều tối và đêm.