Bánh chưng của mẹ
Khách quan đánh giá thì bánh chưng nhà tôi làm không vuông thành sắc cạnh, màu bánh không xanh mướt như ngoài hàng nên nhiều khi đem đi biếu, tôi cũng thấy hơi ngại.
Nhưng sự khác biệt là bánh chưng của gia đình nhiều đỗ, nhiều thịt, gạo ngon, bánh ăn rền, vừa vị nên ai ăn rồi cũng khen. Lời khen tới tai bà càng làm bà có thêm động lực gói bánh mỗi dịp Tết về.
Mấy năm nay, bà có thêm lý do gói bánh là để dạy con dâu làm cho biết và gói cho cháu nội mấy cái bánh nhỏ.
Con gái tôi, 2 tuổi đi học mẫu giáo cũng được các cô cho gói bánh chưng và mang bánh về, nhưng phải đến khi cháu 3, 4 tuổi, tôi mới thấy cháu háo hức, vui vẻ về khoe chiếc bánh chưng tý hon. Nó khoe rằng: “con được bốc gạo, con bọc bánh và con thấy các cô cho bánh vào nồi”.
Niềm vui của con đánh thức kí ức tuổi thơ mà nhiều năm tôi lãng quên. Tôi đã từng mong Tết nhiều lắm, từng thích ăn bánh chưng lắm. Cái vị của gạo, của thịt, của đậu sao mà ngon đến vậy.
Quê tôi nằm bên dòng sông Đáy, ngoại thành Hà Nội, nằm giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú mà làng quê bao năm nghèo.
Bố mẹ tôi là nông dân, làm có lúc đủ ăn, có lúc còn túng thiếu. Mùa đông, chị em vẫn lấy rơm nằm cho ấm, nhưng có đói rét thế nào thì Tết, vẫn có bánh chưng.
Chiếc bánh ngày xưa nhiều gạo, rất ít đậu và thịt, vì hồi đó thực phẩm khá đắt đỏ. Chúng tôi thường thắc mắc sao bánh chưng nhà mình không ngon như bánh của những người khác.
Sau này lớn hơn, tôi mới biết được nguyên nhân tại sao. Vậy mà bao năm, chúng tôi “chê” bánh chưng của mẹ.
Gia đình tôi dần dà cũng đủ đầy hơn nhờ bố mẹ tần tảo và sự giúp đỡ của những người thân. Ba chị em tôi đến tuổi đi học cũng được đến trường và vào đại học, có công ăn việc làm, lấy chồng, lấy vợ, sinh con, cuộc sống cũng gọi là ổn định.
Bánh chưng của mẹ tôi vì thế cũng ngày càng nhiều thịt, nhiều đậu. Gạo bây giờ cũng là loại ngon hơn, đậu, thịt cũng là hàng đặt lá dong cũng là loại bánh tẻ, bánh vẫn là bố và các chú quanh nhà gói. Dù bánh vẫn không được đẹp lắm, đôi khi méo mó vì mấy bọn trẻ chúng tôi đôi khi muốn thử làm.
Ngày trước, nhà tôi và nhà bác cả, bác hai cùng gói luộc chung một nồi. Mấy năm nay, nhà tôi thêm người, mẹ làm bánh biếu thêm thông gia và bạn bè nên nhà tôi luộc bánh riêng.
Chừng 26, 27 Tết, mẹ mua lá dong. Gói 50 chiếc bánh chưng thì cũng phải rửa hàng trăm tàu lá. Rửa từng cái sống lá, kẽ lá, tay ngâm trong nước lạnh, lưng mỏi nhừ.
Vợ tôi năm đầu về làm dâu cứ vừa làm vừa phụng phịu. Cô ấy sinh ra và lớn lên ở thành phố, cả ngày chỉ biết đi học rồi đi làm. Nay lấy tôi là con trai ngoại thành cũng phải xắn tay vào làm.
Gạo mẹ tôi đã vo, đãi được ngâm với nước giã lá giềng bánh tẻ cho có màu xanh đặc trưng. Đậu đã được đồ từ tối hôm trước, giã nhỏ rồi lại nặn thành từng phần. Tất cả đều được làm khi đậu còn nóng hổi, tay lúc đầu thì rát đỏ sau thì mỏi rã rời.
Thịt sáng sớm có người mang từ lò mổ cũng nóng hổi được dao thái sắc ngọt, ướp qua với ít mắm, muối, hạt tiêu.
Cả gia đình ngồi quây quần quanh cái mẹt rộng giữa sân gạch. Tay mẹ thoăn thoắt đong gạo nếp đổ vào lá những chiếc lá dong đã được rửa sạch, trần nước sôi, để ráo. Vừa gói, bố mẹ, chú bác vừa kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngày xưa.
Mẹ nhắc tới bà ngoại không đủ tiền để có nồi bánh chưng cho các con, vì một mình bà ngoại phải chăm lo cho 5 người con. Ông ngoại tôi đi bộ đội rồi hy sinh khi dì út mới chưa đầy 1 tuồi.
Mẹ bảo, mẹ lấy bố tôi cũng cảnh nhà nghèo, nhưng bố mẹ nhất định lo cho chúng tôi được những cái Tết đủ đầy. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bố mẹ vẫn vui và hạnh phúc.
Đến 5 giờ chiều, nồi bánh chưng đã được bắc lên bếp củi. Ngày trước, bánh chưng thường được đun bằng củi gộc tre. Những gốc củi chắc nhất được để dành để ninh bánh chưng.
Tôi vẫn nhớ kỷ niệm mấy anh em chúng tôi ngồi quanh nồi bánh chưng. Khoảng gần mười hai giờ luộc, bánh mới được vớt ra. Bố mẹ thường là người vớt bánh vì chúng tôi đã ngủ từ bao giờ. Để sáng ngủ dậy đã thấy hàng hàng bánh xếp vuông vắn trước hè nhà.
Cảm giác trông ngóng và hạnh phúc khi được thưởng thức chiếc bánh chưng đặc biệt mẹ gói riêng cho anh em chúng tôi thưởng thức đến tận bây giờ vẫn còn đọng lại.
Tết của lũ trẻ chúng tôi là như thế, nhưng chất chứa trong đó bao kỷ niệm, ký ức ngọt ngào không thể nào quên.
Dẫu bánh chưng Xuân này nhiều thịt, nhiều đậu thơm ngon, nhưng chúng tôi vẫn nhớ nồi bánh chưng mẹ nấu ngày nào.
Những chiếc bánh chưng mang nặng tình yêu thương của một đời tần tảo, chất chứa bao nhọc nhằn vất vả, thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của cha mẹ.
Có lúc tôi thầm nghĩ, cuộc sống quá đủ đầy ngày hôm nay có lẽ chẳng còn mấy em thơ được biết đến cảm giác ấy.
Bánh chưng có thể mua được dễ dàng ngoài hàng, nhưng hương vị bánh chưng mẹ tôi gói vẫn thật đặc biệt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Những món quà ý nghĩa dành tặng người thân dịp Tết
07:01' - 26/01/2019
Trong dịp Tết nguyên đán, đi cùng với những lời chúc tốt đẹp thì những món quà dành tặng cha mẹ cũng là cách để thể hiện tấm lòng của mình.
-
Đời sống
Những địa điểm vui chơi Tết Nguyên đán 2019 hấp dẫn tại Hà Nội
15:22' - 25/01/2019
Tết Nguyên đán sắp tới gần, một số điểm vui chơi tại Hà Nội, các gia đình có thể cùng nhau dạo chơi, ngắm các gian hàng rực rỡ màu sắc của ngày Tết và tham gia các trò chơi dân gian.
-
Thị trường
Nhiều nông sản đặc sản phục vụ người tiêu dùng đón Tết
11:36' - 25/01/2019
Hội chợ cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được sản xuất theo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Bến Tre lan tỏa tinh thần "Đồng khởi mới" trong thời đại số
12:31'
Ngày 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức chương trình sinh hoạt chuyên đề "50 năm Thống nhất non sông, thống nhất lòng người", kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Đời sống
Du lịch 1 ngày tại TP.HCM dịp lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý lịch trình khám phá trọn vẹn và thư giãn
09:50'
Dưới đây là một lịch trình tham khảo giúp bạn có thể du lịch 1 ngày tại TP.HCM, vừa thư giãn, vừa khám phá những góc nhìn mới mẻ về thành phố năng động này.
-
Đời sống
Đồng Tháp khẳng định giá trị sống tốt đẹp của thanh niên thời đại mới
09:32'
Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp Huỳnh Minh Thức nhấn mạnh, thế hệ trẻ mãi khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ, các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 25/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
15:50' - 24/04/2025
Sự hiện diện của bộ đôi thương hiệu Vinmec và Cleveland Clinic sẽ góp phần thiết lập những tiêu chuẩn sống cao cấp và hiện đại bậc nhất thế giới tại Vinhomes Green Paradise.
-
Đời sống
Thế hệ trẻ Việt Nam-Cuba cùng nhau vun đắp tình hữu nghị đặc biệt song phương
10:44' - 24/04/2025
Lễ hội tình bạn Cuba-Việt Nam đã tôn vinh tình đoàn kết, hữu nghị thủy chung, son sắc giữa hai dân tộc anh em qua các tiết mục biểu diễn của các đoàn viên, thanh niên Việt Nam đang học tập tại Cuba.
-
Đời sống
Kỷ lục chiếc bánh dâu tây dài tới 121m
10:34' - 24/04/2025
Với nguyên liệu gồm 4.000 quả trứng và cả một xe tải chở đường cùng kem tươi, các nghệ nhân làm bánh ngọt người Pháp ngày 23/4 đã hoàn thành tác phẩm ẩm thực ấn tượng: chiếc bánh dâu tây dài 121,8m.
-
Đời sống
Sơn Chà - hòn đảo hoang sơ ít người biết giữa lòng Đà Nẵng
07:30' - 24/04/2025
Tựa như viên ngọc xanh đặt cạnh núi Hải Vân, đảo Sơn Chà (có tên gọi khác Hòn Chảo, đảo Ngọc) là một hòn đảo còn hoang sơ, tuyệt đẹp, vừa được thành phố Đà Nẵng tiếp quản từ tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Đời sống
Thức giấc giữa đại ngàn: Chè cổ thụ trăm năm vào vụ ở Tây Côn Lĩnh
06:00' - 24/04/2025
Những ngày cuối tháng Tư, trên độ cao gần 2.000 mét, hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vào vụ Xuân, cũng là thời điểm người dân bắt đầu thu hái chè Xuân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh.