Báo Canada bình luận về việc giảm giá đồng nhân dân tệ
Theo báo “Thư tín địa cầu”, động thái Chính phủ Trung Quốc ngày 11/8 bất ngờ điều chỉnh giảm tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD với mức giảm lớn nhất trong hơn 20 năm qua phản ánh quan ngại của Bắc Kinh về nhịp độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Đây là nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nguồn thu quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế trong lúc nước này đối mặt với nhu cầu yếu hơn của thế giới và thị trường nội địa, khi giá trị thị trường chứng khoán giảm mạnh.
Chính sách điều chỉnh giảm tỷ giá nội tệ này sẽ không sớm tác động lớn tới Trung Quốc - đồng nghĩa với đây có thể là lần điều chỉnh giảm tỷ giá đầu tiên trong một số lần điều chỉnh giảm tỷ giá tiếp theo của nhân dân tệ (NDT). Trong tương lai, việc điều chỉnh giảm tỷ giá đồng nội tệ sẽ bù đắp hiệu quả mong muốn cho Trung Quốc.
Việc giảm giá NDT cũng gây ra cơn gió ngược làm chậm tăng trưởng ở các nước khác. Tuy nhiên, đây không phải là chính sách “ăn xin láng giềng” mà là sự phản ánh cách điều chỉnh khi hoạt động kinh tế lệch nhau giữa các nước.
Tỷ giá hối đoái - một trong những chỉ số quan trọng nhất của một quốc gia - sẽ chuyển chi phí của hàng hóa địa phương thành giá cả ở thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, một quốc gia không chỉ có một tỉ giá hối đoái mà có hàng loạt tỉ giá song phương. Phản ứng của thị trường ngoại hối đối với việc NDT giảm giá so với đồng USD là sự suy giảm ngay lập tức của các đồng tiền khác so với USD, bao gồm đồng won của Hàn Quốc, AUD của Australia và CAD của Canada.
Điều này có nghĩa có sự thay đổi nhỏ hơn nhiều trong giá trị của NDT so với các đồng tiền khác so với USD. Đặc biệt, sự suy giảm gần đây của đồng CAD so với đồng USD, cùng với sự sụt giảm sâu hơn trước việc NDT điều chỉnh giảm tỷ giá trong tuần này, cho thấy NDT hiện vẫn mạnh hơn CAD so với mức tương quan trong tháng Bảy vừa qua.
Việc những bù đắp trong tỉ giá chéo không phải là lý do duy nhất khiến NDT giảm giá sẽ không làm cho nền kinh tế Trung Quốc thay đổi nhanh chóng. Tác động của việc giảm giá đồng nội tệ của Trung Quốc chỉ thể hiện đầy đủ sau khi sản xuất được thúc đẩy trong vòng 1 năm hoặc hơn. Sự giảm giá NDT vừa qua có thể ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng năm tới nhưng sẽ không chống đỡ ngay được sự yếu đi hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc.
Sự phản ứng chậm với các đợt điều chỉnh giảm tỷ giá NDT có thể khiến nhà chức trách tìm tới đầu kéo khác trong đòn bẩy về chính sách trước khi sự chững lại của nền kinh tế diễn ra quá dài. Nếu điều này xảy ra, hoặc thậm chí chỉ là khả năng có thể, NDT ngày càng yếu sẽ giảm lợi nhuận trong đầu tư bằng USD ở Trung Quốc, đe dọa các nhà đầu tư vốn đã thận trọng trước dấu hiệu hoạt động kinh tế yếu kém trong tuần này của Trung Quốc.
Trong khi đồng NDT mất giá thể hiện động thái chính sách của Chính phủ Trung Quốc, tình trạng này cũng được xem như phản ứng tự nhiên của tỷ giá hối đoái liên quan đến sự yếu kém của nền kinh tế. Đơn vị tiền tệ có xu hướng yếu đi khi nền kinh tế suy yếu. Điều này đóng vai trò như chất hấp thụ sốc tự nhiên, bù đắp suy thoái bằng cách làm cho xuất khẩu của quốc gia cạnh tranh hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng trong nước đang cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Việc điều chỉnh giảm tỷ giá đồng NDT là đáng lo ngại, không phải vì đây là động thái không được Chính phủ Trung Quốc chào đón, mà vì phản ánh điểm yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm kinh tế thế giới không có dấu hiệu vững chắc.
Viên Thị Luyến (TTXVN tại Ottawa)
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51'
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32'
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.