Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2020
Theo báo cáo, tính đến thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chốt danh sách để tổng hợp số liệu (ngày 31/3/2021), trên Hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2020 của 113/125 cơ quan, đạt 90%, gồm: 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 35/42 cơ quan bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; 16/19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc cập nhật số liệu vào Hệ thống thông tin, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư, giảm bớt khối lượng báo cáo giấy, hướng đến mục tiêu các thông tin của các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước sẽ được đăng tải trên mạng internet theo quy định để các tổ chức, cá nhân và xã hội tra cứu và cùng giám sát, đánh giá. Về tình hình quản lý quy hoạch, trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, là định hướng, căn cứ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư.Các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ đã tích cực xây dựng các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm; là cơ sở kêu gọi và thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế và người dân.
Tuy nhiên, việc lập quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030 của đơn vị còn chậm; một số quy hoạch còn hiệu lực có chất lượng chưa cao.
Về các dự án quan trọng quốc gia, đối với các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị hồ sơ các dự án của các cơ quan còn chậm, chất lượng không bảo đảm, còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thẩm định phải hoàn thiện bổ sung, ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án… Đối với việc thực hiện các chương trình đầu tư công, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, mặc dù các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong triển khai nhưng việc tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ quan, tình hình thực hiện vốn đầu tư trong năm 2020 chưa đạt kế hoạch, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn cao. Trong thời gian tới, điều kiện nguồn vốn đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, đề nghị các cơ quan xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án thực hiện đầu tư, khởi công mới, ưu tiên các dự án phục vụ an sinh xã hội, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu, các cơ quan cần tích cực theo dõi, kiểm tra, trên cơ sở đó chấn chỉnh, giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình đầu tư, bảo đảm các dự án đã có trong kế hoạch được thực hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư, chất lượng công trình, thời hạn đưa công trình vào khai thác sử dụng… Về tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức PPP, trong thời gian qua, mặc dù, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, thu hút thêm các nguồn lực từ các nhà đầu tư tư nhân tham gia hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội.Tuy nhiên, do các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh còn chưa đảm bảo tính thống nhất, một số quy định còn chưa theo kịp thực tế. Do đó, việc đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới…
Qua tổng hợp tình hình và kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư. Bên cạnh đó, cập nhật đầy đủ, chính xác các báo cáo, số liệu trên Hệ thống thông tin. Đối với các đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc có bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản trong kỳ rà soát, làm rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình “Trường hợp nợ đọng phát sinh từ ngày 01/01/2015 trở đi là không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định”, lãnh đạo Bộ lưu ý. Bên cạnh đó, các đơn vị cần kiện toàn bộ máy và quy trình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý của mình; tăng cường theo dõi, giám sát đầu tư để chủ động phát hiện các dự án phát sinh các vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thu hút được 174 dự án đầu tư vào khu kinh tế
09:57' - 08/07/2021
Đến đầu tháng 7/2021, hai khu kinh tế Lao Bảo, Đông Nam Quảng Trị cùng ba khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang và Tây Bắc Hồ Xá của tỉnh Quảng Trị đã thu hút được 174 dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp ở Hà Nội
15:30' - 07/07/2021
Để ngành công nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, hiệu quả, thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hết quý III/2021, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 60%
16:46' - 04/07/2021
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước đạt 95 - 100% kế hoạch; trong đó, đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.