Báo động về nạn khai thác đất bãi và cát sông trái phép ở Thanh Hà-Hải Dương
Hàng nghìn mét khối đất màu mỡ ngoài đê bị ngang nhiên đem bán, hàng trăm mẫu đất canh tác bị dòng sông "nuốt chửng" do tình trạng khai thác cát trái phép. Hiện tượng này đang là vấn đề "nhức nhối" ở xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Đất "tặc" trên bờ, cát "tặc" dưới sông
Có mặt trên tuyến đê tả sông Thái Bình, đoạn thuộc địa bàn xã Phượng Hoàng, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước những thùng, vũng sâu hoắm do khai thác đất ngay sát chân đê. Hàng mẫu đất canh tác màu mỡ ngày ngày bị dòng sông "nuốt chửng" do khai thác cát trái phép. Khu vực bãi soi xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà có chiều dài gần 5,8km, với tổng diện tích khoảng 80ha đất đai màu mỡ, phù hợp với việc trồng nhiều loại cây và rau màu. Với các loại cây có giá trị kinh tế cao như ổi, chuối, quất, cà rốt, hàng năm đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/1 sào cho người dân nơi đây.Nhưng những khu vực trồng trọt của người dân đang ngày càng bị thu hẹp bởi nạn cát tặc và khai thác đất trộm. Cát tặc hoành hành nơi đây nhưng việc xử lý của Chính quyền chỉ như "ném đá ao bèo" và mỗi ngày, những khu ruộng và hoa màu của người dân tiếp tục bị dòng sông nuốt chửng.
Tại khu vực phần 2 và phần 3 của bãi soi xã Phượng Hoàng, hàng chục mẫu đất trồng chuối, ngô, cà rốt của người dân đã bị mất trắng. Hiện một số ruộng gần bờ sông, người dân phải bỏ không trồng trọt, bởi vì có trồng hôm nay thì chỉ vài ngày sau cả đất lẫn hoa màu đã trôi tuột xuống sông.
Theo phản ánh của người dân, tại khu vực này hàng đêm vẫn có hàng chục tàu vào hút cát. Các tàu đã hút sâu vào bãi tới hàng trăm mét. Để bảo vệ ruộng canh tác, người dân đã nhiều lần phải dùng đến gạch đá, thậm chí cả chai xăng để xua đuổi tàu hút cát nhưng cũng không hiệu quả.Tại khu vực này, ông Phạm Đình Khiêm ở thôn Phương Đầu đã bị đánh gẫy 3 xương sườn khi ngăn cản khai thác đất, cát trái phép, nhiều người dân cũng bị hành hung vì ngăn cản tàu hút cát.
Không chỉ cát "tặc" hoành hành dưới sông, trên bờ, người dân ngày ngày phải đối phó với đất "tặc". Những khối đất màu mỡ cứ lần lượt bị khai thác trộm và đem bán để lại những thùng vũng, ao sâu hoắm.Có mặt tại khu vực phần 6, đoạn giáp với xã Thanh Sơn, chúng tôi chứng kiến hàng chục mẫu đất bãi đã bị đào bán. Theo tìm hiểu, đây là khu đất đang được gia đình ông Nguyễn Văn Thống ở xã Thanh Sơn nhận đấu thầu để nuôi trồng thủy sản.
Phản ánh từ người dân cho biết, trước đây khu vực này chỉ có một ao nhỏ, nhưng lợi dụng việc cải tạo ao, gia đình ông Thống đã đào lấy đất chuyển đi nơi khác.Hiện nay, cả khu vực bãi này đã trở thành 3 ao sâu tới 5-6m, thậm chí đào cả vào hành lang bảo vệ đê tả sông Thái Bình.
Ông Phạm Đăng Bát, đại biểu HĐND xã Phượng Hoàng bức xúc: Gia đình có 721m2 đất canh tác ở khu vực bãi Soi, xã Phượng Hoàng nhưng do khai thác cát và đất thì hiện gần như không còn nữa.Ông Nguyễn Giang Bình, Phó thôn Tứ Cường, xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà cho biết: "Tình trạng khai thác cát và đất ở khu vực này đã diễn ra từ rất lâu và người dân rất bức xúc. Chúng tôi cũng đã phản ánh nhưng việc xử lý chưa được bao nhiêu và thiệt hại cho người dân là rất lớn".
Chính quyền bất lực? Mặc dù tình trạng khai thác đất bãi và cát trái phép đã diễn ra trong một thời gian dài và người dân cũng nhiều lần phản ánh với lãnh đạo xã Phượng Hoàng nhưng việc xử lý không được như người dân mong muốn. Chính vì vậy, tại khu vực này đã nhiều lần xảy ra xô xát giữa người dân kéo ra giữ đất và những người khai thác đất trái phép.Đỉnh điểm là vào tối ngày 13/4/2016, khi máy xúc và xe vào khai thác đất trái phép đã bị người dân giữ lại và báo cho chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng, sau hàng tiếng gọi, thì lãnh đạo xã Phượng Hoàng mới cử người xuống lập biên bản nhưng ngay sau đó lại để cho người và phương tiện vi phạm trốn thoát khiến người dân càng thêm bức xúc.
Ông Nguyễn Danh Xanh, xóm 1, thôn Tứ Cường, xã Phượng Hoàng cho biết: Mỗi tàu hút cát có trọng tải vài chục khối là đã có lãi từ 5 đến 7 triệu đồng/tàu. Còn mỗi khối đất khai thác được bán tại bãi đã có giá từ 60 đến 70 nghìn đồng/m3. Lợi nhuận như vậy nên các đối tượng bất chấp tất cả để khai thác bất kể ngày, đêm. Ông Ngô Bá Định, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà cho biết: Huyện Thanh Hà có 72 km đê bao, địa bàn quản lý rộng, cán bộ Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đều kiêm nhiệm, do đó, việc kiểm tra, xử lý chưa kịp thời, gặp nhiều khó khăn.Một số xã có địa bàn phức tạp nên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn tình trạng vi phạm và xử lý chưa triệt để như: xã Việt Hồng, xã Thanh Bính, xã Phượng Hoàng, xã Thanh An. Cùng với đó lực lượng an ninh xã mỏng, thiếu phương tiện di chuyển trên sông để tiếp cận các tàu thuyền khai thác cát trái phép, các xã khó khăn về kinh phí để chi cho các lực lượng trực, kiểm tra.
Các chủ tàu thường tổ chức hoạt động khai thác cát vào ban đêm, cho người theo dõi, báo cho nhau biết khi Đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra.
Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Hà thì từ 1/1/2016 đến ngày 20/4/2016, đoàn liên ngành của huyện đã bắt giữ, xử lý 13 tàu hút cát trộm, xử phạt tổng số tiền trên 75 triệu đồng. Ông Phạm Hữu Đỗ, Chủ tịch UBND xã Phượng Hoàng cho rằng hiện tình trạng khai thác cát đã giảm đáng kể, không còn nhiều như trước. Nhưng việc ngăn chặn cát tặc vẫn gặp nhiều khó khăn do chủ một số tàu hút cát là của người địa phương nên khó xử lý.Bên cạnh đó, khoảng cách từ trụ sở ủy ban ra đến những điểm xảy ra hút cát trộm hay khai thác đất rất xa (tới gần 4km) nên khi lực lượng ra đến nơi thì các tàu đã hút xong và đi mất.
Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều vi phạm xảy ra tại khu vực bãi soi này, nhưng Uỷ ban Nhân dân xã mới chỉ xử phạt được duy nhất trường hợp của gia đình ông Thống do khai thác đất trái phép với số tiền 1 triệu đồng. Lãnh đạo xã thì khẳng định là việc khai thác đất không diễn ra như phản ánh của người dân.
Nhưng trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được giới thiệu một người đàn ông tên X có số điện thoại 0977168xxx và được khẳng định, cứ về xã Phượng Hoàng thì người này sẽ "môi giới" bán đất cho với giá 30 triệu/sào và vô tư khai thác!?
Nếu tình trạng khai thác cát sông và đất bãi trái phép tại huyện Thanh Hà không được ngăn chặn kịp thời, đất nông nghiệp ven sông sẽ dần biến mất và cuộc sống của những người nông dân nơi đây rồi sẽ tiếp tục như thế nào? Câu trả lời dành cho chính quyền địa phương nơi đây./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương: Xuất hiện 5 điểm sạt lở bãi sông nguy hiểm
09:52' - 08/04/2016
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương hiện trên địa bàn tỉnh có 5 điểm gặp sự cố sạt lở bãi sông gây nguy hiểm thuộc địa bàn các huyện Thanh Hà, Kim Thành, Nam Sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương bắt đầu thi công hạ tầng KCN Cẩm Điền - Lương Điền
14:10' - 05/04/2016
Dự kiến trong khoảng 1 tuần, Công ty TNHH VSIP Hải Dương sẽ hoàn thành xây dựng tường rào khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền.
-
DN cần biết
Hải Dương: Thông tin về việc triển khai Dự án KCN Cẩm Điền-Lương Điền
21:19' - 31/03/2016
Ngày 31/3, tại huyện Cẩm Giàng, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức họp báo, thông tin về tình hình triển khai Dự án Khu công nghiệp Cẩm Điền-Lương Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).