Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà

14:09' - 20/01/2024
BNEWS Thanh trà là một giống bưởi đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hằng năm, quả thanh trà đều được tuyển chọn kỹ để dâng tiến vào cung vua.

Ngày 20/1, tại thành phố Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Lễ công bố và trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, sản phẩm thanh trà mang chỉ dẫn địa lý “Huế” là chỉ dẫn địa lý thứ 135 được bảo hộ tại Việt Nam. Đây cũng là tiền đề tạo cơ hội để phát triển thương hiệu sản phẩm thanh trà.

Theo ông Trần Lê Hồng, để bảo tồn, phát triển và xây dựng thương hiệu thanh trà Huế, cần sự quan tâm vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương và những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm; địa phương cũng cần quan tâm, đầu tư một cách toàn diện và đúng mức để phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với phát triển du lịch và ẩm thực; xây dựng kênh tiêu thụ bền vững.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục đồng hành cùng với địa phương trong việc củng cố, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho quả thanh trà.

Thanh trà là một giống bưởi đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hằng năm, quả thanh trà đều được tuyển chọn kỹ để dâng tiến vào cung vua.

Thanh trà Huế được lưu truyền trong văn hóa dân gian, sâu đậm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Xuất phát từ lệ cung tiến sản vật này nên người dân vùng Thủy Biều cùng chính quyền địa phương đã tổ chức lễ hội Thanh trà hằng năm để tôn vinh thứ đặc sản nổi tiếng của vùng. Năm 2014, đặc sản thanh trà của tỉnh Thừa Thiên - Huế được công nhận vào tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.

Thanh trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da của bưởi không xanh mà có màu vàng xanh, sáng bóng; trái nhỏ hơn các loại bưởi như bưởi Năm roi, bưởi Đoan Hùng... Thanh trà thơm ngon đặc biệt với hương vị ngọt thanh, giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức… Hiện nay, diện tích trồng thanh trà ở Thừa Thiên - Huế khoảng 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng phù sa ven sông, đặc biệt là ven sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi.

Dịp này, Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã diễn ra. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành với 25 thành viên. Hội Thanh trà Huế hiện có 187 thành viên đăng ký tham gia với mục đích đoàn kết, hợp tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm quả thanh trà Huế chất lượng cao, nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững.

Tin liên quan

  • "Thủ phủ" mai vàng Kỳ Nam vào vụ Tết Hàng hoá

    "Thủ phủ" mai vàng Kỳ Nam vào vụ Tết

    14:30' - 20/01/2024

    Truyền thống trồng mai cảnh đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, từ chục năm trở lại đây, người nông dân ở Kỳ Nam mới chú trọng tạo ra những sản phẩm có giá trị, thẩm mỹ và được người chơi mai đánh giá cao.

  • Làng đào Nhật Tân khi Tết đến, Xuân về Kinh tế & Xã hội

    Làng đào Nhật Tân khi Tết đến, Xuân về

    14:08' - 20/01/2024

    Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, làng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) lại nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Các chủ vườn ngoài chăm sóc, cắt tỉa đào còn tất bật đón khách ghé thăm.


Tin cùng chuyên mục