Bão thuế toàn cầu: Vững vàng đi qua thương chiến
Thương mại quốc tế trong những ngày này đang có nhiều dự cảm về sự bất ổn. Đặc biệt mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với hàng hóa từ Canada và Mexico; đồng thời, áp thuế bổ sung 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã có hành động "đáp trả" bằng cách siết chặt xuất khẩu một số mặt hàng kim loại quan trọng và chính thức nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung đang hiện hữu ngày càng rõ nét và khả năng bão thuế toàn cầu có thể gây nhiều tác động tới các nền kinh tế; trong đó có Việt Nam.
Phóng viên TTXVN ghi nhận các ý kiến, nhận định của đại diện một số hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu - vốn sẽ là đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi tình hình này.
* Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso): Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế lên hàng hóa Mexico, Canada và Trung Quốc. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có độ thâm hụt thương mại với Mỹ khá lớn nên cũng có nguy cơ. Nếu bị đánh thuế, hàng Việt khó cạnh tranh với hàng dệt may từ Bangladesh hay Ấn Độ. Vì vậy, giải pháp mềm mại nhất là nên vừa bán hàng, vừa hợp tác đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành da giày. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng nhập khẩu một số mặt hàng máy móc, công nghệ…. Việc này cũng giúp doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận dây chuyền sản xuất, máy móc, công nghệ hiện đại từ Mỹ. Tức là thay vì nhập khẩu từ một số nước có giá trị cao, chúng ta có thể chuyển dần sang nhập khẩu từ Mỹ. Mặt khác, doanh nghiệp cần kiểm soát xuất khẩu sang Mỹ một cách thực chất, nhất là cần tránh tình trạng “chuyển tải” sản xuất. Tức là giải quyết tình trạng đưa sản phẩm đã sơ chế hoặc thậm chí sản xuất gần hoàn thiện ở nước ngoài sau đó đưa về Việt Nam với danh nghĩa bán thành phẩm và làm một số công đoạn với giá trị rất thấp như đóng gói, dán nhãn rồi xuất khẩu đi. Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam: Tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành đồ gỗ xuất khẩu. Diễn biến kinh tế toàn cầu hiện rất khó lường, luôn thay đổi và khác biệt so với trước đây. Nếu trước kia có thể dự đoán kinh tế dựa vào tình hình chính trị, thì nay mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Thị trường có thể thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm, tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, việc Mỹ tăng thuế gần đây đã gây áp lực nặng nề, tạo ra rào cản lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Khi mức thuế từ 5 – 10% tăng lên 25%, gần như không doanh nghiệp nào có thể tăng lợi nhuận gấp đôi trong thời gian ngắn để bù đắp chi phí này. Để ứng phó, các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu một cách linh hoạt để có thể điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược khi thị trường biến động. Chẳng hạn, nếu Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp cần có ngay kế hoạch ứng phó, từ tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất đến điều chỉnh mục tiêu kinh doanh.Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng giảm, chỉ những doanh nghiệp có nội lực mạnh mới có thể tồn tại. Sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp nào không thích ứng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Do đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường để tránh rủi ro khi phụ thuộc vào một khu vực nhất định. Chuyển đổi số cũng là yêu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng kênh phân phối thông qua không gian mạng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa quy trình bán hàng.
Ngành đồ gỗ Việt Nam có nhiều lợi thế riêng biệt. Các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu từ Mỹ, vừa phục vụ xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước. Khi các thị trường nhập khẩu yêu cầu xác minh nguồn gốc, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, minh bạch. Ngoài ra, nguồn gỗ tràm bông vàng trong nước ngày càng dồi dào cũng giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, tối ưu hóa chi phí sản xuất. Đặc biệt, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm từ gỗ nguyên liệu trong nước. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng lợi thế này, vừa có thể hạ giá thành, vừa gia tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác Mỹ trong minh bạch hóa nguồn gốc gỗ không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, dài hạn. * Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10:Đầu tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế lên hàng hóa Mexico, Canada và Trung Quốc. Theo đó, năng lượng nhập khẩu từ Canada sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico vẫn chịu thuế 25%. Các mặt hàng khác từ Mexico và Canada chịu mức thuế 25% và toàn bộ hàng Trung Quốc bị áp thêm 10% từ ngày 4/2.
Trong lĩnh vực dệt may, thị trường Mỹ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc Mỹ tăng thuế lên hàng hóa từ Trung Quốc cũng là cơ hội lớn của ngành dệt may Việt Nam để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ. Tuy vậy, hiện kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ là xuất siêu và không loại trừ thời gian tới sẽ bị áp thuế. Vì vậy, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài các thị trường chính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong nhiều năm qua, thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết đa phương và song phương, doanh nghiệp đã có nhiều có hội mở rộng thị trường. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì lượng hàng xuất khẩu vào Canada là rất lớn. May 10 xác định thị trường ASEAN và Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng thông qua các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bão thuế: Đòn bẩy thương mại hay mồi lửa xung đột?
08:28' - 01/03/2025
Chính sách thuế quan của Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại mới và sự xáo trộn trong trật tự kinh tế thế giới.
-
Tài chính
Mỹ có kế hoạch tăng mức thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc lên 20%
07:30' - 01/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 20% vào tuần tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế carbon - “liều thuốc" cho biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á?
06:30' - 01/03/2025
Các quốc gia đang phát triển là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, thuế carbon sẽ là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.
-
Chứng khoán
"Bão" thuế quan sắp đổ bộ, chứng khoán châu Á sụt giảm
17:32' - 28/02/2025
Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm chiều 28/2 khi loạt thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế yếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đồ chơi Trung Quốc: Sự "lột xác" bạc tỷ
15:40' - 15/04/2025
Ngành công nghiệp đồ chơi thiết kế đang trở thành biểu tượng cho sự “lột xác” của hàng hóa Trung Quốc khi có sự kết hợp giữa công nghệ, văn hóa và thiết kế hiện đại.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty Nhật Bản kêu gọi cải thiện phân phối gạo dự trữ
13:25' - 15/04/2025
Các nhà bán buôn và bán lẻ gạo Nhật Bản ngày 14/4 đã kêu gọi cải thiện những gì họ cho là sự phân phối không cân bằng gạo dự trữ của chính phủ được giải phóng vào tháng trước để kiềm chế giá tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ các đối tác ưu tiên đàm phán thuế quan của Mỹ
09:58' - 15/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ưu tiên đàm phán thỏa thuận thương mại với một số nước đã nỗ lực điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo danh sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô
08:36' - 15/04/2025
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh, tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tạm dừng thuế nhập khẩu 89 mặt hàng đến tháng 7/2027
08:23' - 15/04/2025
Việc dừng đánh thuế sẽ được áp dụng cho nhiều mặt hàng, từ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như mì ống, nước ép trái cây, gia vị và dầu dừa, đến các vật liệu công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo của Argentina
08:03' - 15/04/2025
Ngày 14/4, trong chuyến thăm Argentina, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tổng thống cực hữu Javier Milei.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Căng thẳng thương mại đe dọa gây ra "cú sập" của thị trường chứng khoán
20:36' - 14/04/2025
Ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ các sự kiện rủi ro địa chính trị lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại, có thể kích hoạt đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.