Bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý tạo cơ hội cho phát triển sản phẩm nông nghiệp
Với 70% dân số làm nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có nhiều sản phẩm chất lượng, danh tiếng, mang tính đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể như: Nước mắm Phú Quốc, Cam Cao Phong, Nhãn Hưng Yên, Tương bần Hưng Yên, Sâm Ngọc Linh… nhưng giá trị sản phẩm mang lại chưa khẳng định được vị thế chưa tương xứng với tiềm năng.
Thời gian qua Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý và tích cực hỗ trợ các địa phương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cấp nhãn hiệu chứng nhận để gia tăng giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt. Chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ hay trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức đại diện quyền lợi của các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Sau nhiều nỗ lực đến nay cả nước đã có gần 50 bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấp quyền tại các tỉnh, thành phố. Các chỉ dẫn đăng ký đa dạng về loại hình và sản phẩm mà còn cho thấy sự đặc trưng đại diện cho các vùng, miền trên cả nước.Ngày 16/8 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, sẽ là cơ hội cho tỉnh Quảng Nam bảo tồn và quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh ra thị trường trong và ngoài nước.
Sâm Ngọc Linh có tên trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1994, nên việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý để bảo tồn và phát triển trở nên cấp bách, không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng: Việc cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý để góp phần bảo tồn, phát triển và gia tăng giá trị sản phẩm, nhưng trên thực tế việc khai thác và giám sát sử dụng chỉ dẫn địa lý lỏng lẻo khiến cho nạn giả, nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi, nên giá trị sản phẩm chưa được khẳng định vị thế và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.Bên cạnh đó, chưa có cơ quan kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nên người tiêu dùng không xác định và không phân biệt để sử dụng được đúng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, không chỉ khó khăn trong bảo hộ ở trong nước mà nhiều chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển để xuất khẩu, nhưng chưa được đăng ký và bảo hộ ở nước ngoài nên giá trị sản phẩm chưa được như mong muốn.
Đại diện một số tỉnh được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho biết: Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như giá trị sản phẩm, các tỉnh đã xây dựng các đề án quy hoạch nhằm phát triển sản phẩm nhưng việc triển khai thực hiện cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hộ trong quy hoạch khi đầu tư muốn thu hồi vốn đã bán trực tiếp tư thương, hộ kinh doanh khi được giá. Có trường hợp nhiều hộ kinh doanh bị ép giá thì lại bỏ không trồng theo quy hoạch. Do đó, cần đẩy mạnh quản lý chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý để tạo cơ hội cho việc tăng trưởng và phát triển sản phẩm nông nghiệp.
Tại buổi công bố nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong hoa nhãn Hưng Yên” mới diễn ra ngày 23/8 vừa qua, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bất kỳ một sản phẩm nào được cấp nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, sau một thời gian giá sản phẩm sẽ tăng lên gấp đôi, đây là cơ hội để địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất, tăng thêm nguồn thu bền vững nhằm khai thác tiềm năng nguồn lợi từ sản phẩm nông nghiệp.Vì vậy, không chỉ các nhà quản lý mà người nông dân cũng cần ý thức để bảo vệ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận hay chỉ dẫn địa lý có tính hai mặt, giúp địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất tăng lợi nhuận nhưng nếu không quản lý dẫn đến tình trạng lợi dụng nhãn hiệu chứng nhận thì lại phản tác dụng do có những sản phẩm tương tự được gắn nhãn hiệu làm mất uy tín của các sản phẩm chính hiệu.Do vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận, phải bảo vệ và phát triển sản phẩm, đây là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan chức năng, các ban, ngành, địa phương mà còn là trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, hợp tác xã.
Để góp phần nâng cao hiệu quả chỉ dẫn địa lý, các cơ quan chức năng đã đề ra nhiều giải pháp để quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đồng thời, huy động để phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ
17:42' - 29/08/2016
Ngày 29/8, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức công bố chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ.
-
Xe & Công nghệ
Chả mực Hạ Long - Món ngon có trong chỉ dẫn địa lý của Quảng Ninh
16:26' - 17/08/2016
Chả mực Hạ Long là một trong những sản phẩm địa phương đã được ghi danh vào bản đồ chỉ dẫn địa lý.
-
DN cần biết
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý phù hợp cam kết Hiệp định EVFTA
14:19' - 29/06/2016
Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam hiện được khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến cho nạn giả nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi.
-
Chuyển động DN
Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho chè Shan tuyết
09:47' - 18/06/2016
Huyện Mộc Châu (Sơn La) đang tập trung chỉ đạo xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho chè Shan tuyết và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Chè Olong Mộc Châu”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15'
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13'
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41'
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22'
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57'
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng xử lý dứt điểm mưa rò rỉ tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
14:19'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện 21 về việc khẩn trương hoàn thiện, khắc phục các tồn tại trong quá trình vận hành, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.