“Bắt tay” với doanh nghiệp FDI để kết nối sản xuất linh phụ kiện trong nước
Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, năm 2022 sẽ phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia như Samsung, Toyota... tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Năm 2022, để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước tăng từ 6 - 6,5%, ngành công thương phấn đấu đạt mục tiêu IIP tăng khoảng 7 - 8%. Bộ Công Thương xác định sẽ triển khai hiệu quả các đề án hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đã phê duyệt trong một số ngành trọng điểm như: công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may và da giày;Tập trung vào khâu tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả quá trình hội nhập.
“Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia (như Samsung, Toyota...) tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn”, ông Trần Quốc Khánh khẳng định.
Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp năm 2021 Bộ Công Thương vừa công bố, năm 2021 sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2021, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển tích cực. Các ngành công nghiệp chủ lực (như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ...) tăng trưởng ở mức khá, là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam.Đáng chú ý, phát triển công nghiệp ở các địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn trong đại dịch: có 48 địa phương có chỉ số IIP tăng, chỉ có 15 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với năm 2020; trong đó, tăng cao nhất các tỉnh gồm: Ninh Thuận (24,6%), Đắk Lắk (23,8%), Gia Lai (20,5%), Hải Phòng (18,2%), Bình Phước (17,8%)...
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngành công thương ngày 9/1/2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, sản xuất công nghiệp vẫn còn hạn chế nhất định. Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với năm 2020 do dịch COVID-19 đã lây lan, xâm nhập các khu công nghiệp, khu chế xuất đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng chung của ngành. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp gặp rất nhiều khó khăn dưới tác động của dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển, logistics tăng và phát sinh thêm chi phí phòng, chống dịch bệnh khiến cho các doanh nghiệp khó khăn lại càng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, giảm đơn hàng, thiếu hụt lao động, doanh thu giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số địa phương không duy trì được tăng trưởng công nghiệp như: Tp. Hồ Chí Minh (giảm 14,3%), Cần Thơ (giảm 10,1%), Trà Vinh (giảm 9,5%), Đồng Tháp (giảm 8%)... "Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp xuất khẩu trong nước dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp đạt thấp, giá trị gia tăng tạo ra trong nước chưa đạt như mong muốn”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói. Vấn đề tiếp theo được lãnh đạo Bộ Công Thương đề cập tới là, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính nền tảng, then chốt dẫn đến ta vẫn tiếp tục nhập khẩu lớn máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu cho sản xuất các ngành công nghiệp trong nước. Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành. “Chưa có sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Khánh khẳng định./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2021
13:12' - 24/11/2021
Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng HEPZA và SHTP tổ chức Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2021 (SFS 2021).
-
Ô tô xe máy
Sau 30 năm, công nghiệp hỗ trợ ô tô sản xuất được bao nhiêu chi tiết?
12:42' - 19/09/2021
Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam mới chỉ sản xuất được tổng cộng 287 chi tiết và cụm chi tiết cho trong khoảng 20.000-30.000 chi tiết linh kiện của một chiếc xe.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh chi 154 tỷ đồng phát triển công nghiệp hỗ trợ
11:01' - 06/09/2021
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2025 với tổng kinh phí thực hiện gần 154 tỷ đồng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo hành lang pháp lý toàn diện để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
08:27' - 17/07/2021
Đến giai đoạn 2030 - 2045, Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông.
-
Ô tô xe máy
Công nghiệp hỗ trợ ô tô “mắc kẹt” với các điểm nghẽn
14:47' - 12/07/2021
Một chiếc nắp bình xăng nhỏ bé cũng phải nhập khẩu. Trong khi đó, để hoàn thiện một chiếc ô tô cần tới hàng chục nghìn linh kiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
12:00'
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch hợp tác của PowerChina với các đối tác Việt Nam; bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn trong lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Không để hình thành điểm nóng phức tạp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:22'
Tỉnh Lạng Sơn có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
10:10'
Sáng 21/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và các Tập đoàn hàng đầu của Mỹ
09:34'
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các tập đoàn Excelerate Energy, Lockheed Martin, Space X và Google.
-
Kinh tế Việt Nam
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc
08:25'
Sáng 21/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Mỹ đàm phán cấp kỹ thuật về hiệp định thương mại đối ứng
22:46' - 20/05/2025
Phiên đàm phán cấp kỹ thuật lần thứ hai Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ được tổ chức từ ngày 19-22/5 tại thủ đô Washington của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
22:18' - 20/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 về việc triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đối tác thống nhất 3 tuyên bố chung về thương mại
22:17' - 20/05/2025
Tại Hội nghị Tham vấn đặc biệt giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các Bộ trưởng đã lần lượt thông qua 3 Tuyên bố chung nhằm thể hiện quan điểm đối với những diễn biến, căng thẳng thương mại hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nền kiến trúc Việt Nam
22:01' - 20/05/2025
Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nền kiến trúc Việt Nam đặc sắc, hiện đại, thông qua các chính sách minh bạch, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ.