Bầu cử Hạ viện Pháp: Đảng của Tổng thống Macron dự kiến giành đa số áp đảo
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn dự báo của hãng Ipsos-Sopra Steria, được cập nhật đến 20h ngày 18/6 giờ địa phương (2h ngày 19/6 giờ Hà Nội) cho biết đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (REM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và liên minh Phong trào Dân chủ (MoDem) đã làm nên một chiến thắng lịch sử khi giành được 355 ghế trên tổng số 577 ghế tại Hạ viện.
Đứng thứ hai là đảng Những người Cộng hòa (LR) và các liên minh với 125 ghế, theo sau là các đảng Xã hội (PS) 49 ghế, Phong trào cực tả Nước Pháp bất khuất 19 ghế và đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) 6 ghế.
Những lợi thế có được của các ứng cử viên đảng REM sau cuộc bỏ phiếu vòng một ngày 11/6 như tỷ lệ dẫn trước khá xa so với ứng cử viên của các đảng khác cùng lọt vào vòng hai, sự gia tăng của làn sóng những người muốn ủng hộ tân Tổng thống Macron, đã biến thành chiến thắng mang tính quyết định tại vòng hai.
Số ghế này vượt xa đa số tuyệt đối tại Hạ viện (289 ghế), mang đến diện mạo mới cho cơ quan lập pháp cũng như nền chính trị của nước Pháp đồng thời tạo hậu thuẫn cho tân Tổng thống Macron khi ông và đảng REM của mình nắm quyền tuyệt đối ở cả hai cơ quan lập pháp và hành pháp, nhằm giúp ông thực thi các chính sách cải cách xã hội đã cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Chiến thắng này là điều rất ít người có thể hình dung được ở thời điểm cách đây hơn một năm. Đảng REM được thành lập vào tháng 4/2016 đã đánh bại hai đảng truyền thống là đảng Xã hội (PS) cánh tả và đảng Những người Cộng hòa (LR) cánh hữu vốn thay nhau nắm quyền lãnh đạo nước Pháp trong hơn 60 năm qua.
Cuộc bầu cử Hạ viện vòng hai cũng nắm giữ kỷ lục về tỷ lệ cử tri vắng mặt. 58% cử tri đã không đi bỏ phiếu, cao hơn tỷ lệ 51,3% vắng mặt tại cuộc bỏ phiếu vòng một ngày 11/6. Tỷ lệ đi bầu thấp cho thấy tâm lý thờ ơ của cử tri, quay lưng lại với các cuộc bầu cử.
Lý do là vì người dân mất lòng tin khi các đảng phái truyền thống bất lực trong việc giải quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước cũng như thất vọng trước các vụ bê bối tiền bạc của nhiều chính trị gia.
Thành phần các nghị sĩ Quốc hội khóa này được đổi mới mạnh mẽ do rất nhiều nghị sĩ mãn nhiệm tranh cử lần này đã bị loại. Bên cạnh đó, luật cấm kiêm nhiệm, cụ thể là vừa là nghị sĩ, vừa là thị trưởng, lần đầu được áp dụng cũng khiến nhiều chính trị gia lựa chọn nắm giữ các vị trí trong chính quyền địa phương.
Ngoài ra, rất nhiều ứng cử viên của đảng REM và đảng Nước Pháp bất khuất cực tả xuất thân từ xã hội dân sự đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong bức tranh chính trị của nước Pháp.
Sau chiến thắng của REM tại vòng một, các đảng phái khác nhau tại Pháp đã đưa ra những cảnh báo về viễn cảnh “độc quyền” của đảng Nền Cộng hòa Tiến bước cùng sự thiếu kinh nghiệm của nhiều nghị sĩ lần đầu được bầu vào Quốc hội.
Theo báo chí Pháp, đây sẽ là những rào cản và thách thức cần phải vượt qua nhằm tạo ra sự nhất quán trong các cải cách hệ thống chính trị và nền kinh tế đất nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Rủi ro tiềm năng xuất phát từ xuất khẩu vũ khí
06:30' - 19/06/2017
Tạp chí La Tribune của Pháp số ra mới đây đăng tải bài viết của tác giả Michel Cabirol với tựa đề “Xuất khẩu vũ khí có thể là sự đe dọa đối với quyền tự chủ của Pháp”.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Hạ viện Pháp: Cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng 2
09:06' - 18/06/2017
Sáng 18/6 (theo giờ địa phương), cử tri Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu vòng hai cuộc bầu cử Hạ viện Pháp để bầu ra 577 nghị sĩ Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp E. Macron và kế hoạch hiện đại hóa quản lý hành chính công
06:30' - 13/06/2017
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang xem xét việc cắt giảm biên chế trong các cơ quan hành chính nhằm nâng cao trách nhiệm của công chức trong bộ máy công quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.