Bầu cử Mỹ 2024: "Cuộc đua" sít sao trong chặng đích
Truyền thông Mỹ ngày 31/10 cho biết Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các chiến dịch vận động tranh cử cuối cùng, cả hai ứng viên đều đang tăng tốc di chuyển giữa các bang chiến trường quan trọng, bao gồm Arizona, Nevada, North Carolina và Wisconsin từ nay tới ngày 3/11.
Cựu Tổng thống Trump cũng sẽ tổ chức hai buổi vận động tại North Carolina và dừng chân tại Michigan, trong khi Phó Tổng thống Harris sẽ đến Georgia. Chiến thắng tại Michigan hoặc Georgia có thể giáng đòn nặng vào triển vọng của đối thủ bên Đảng Dân chủ. Ngoài ra, ông Trump cũng sẽ tổ chức các cuộc mít tinh ở một số bang theo truyền thống nghiêng về Đảng Dân chủ như New Mexico và Virginia với hy vọng mở rộng bản đồ và đặt đảng của bà Harris vào thế phòng thủ.
Các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua vẫn rất sít sao. Theo thăm dò của CNN, Trump dẫn trước Harris 1 điểm phần trăm tại Georgia, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 48% và 47%. Ngược lại, Phó Tổng thống dẫn trước 1 điểm phần trăm tại North Carolina. Số liệu cũng cho thấy hơn một nửa cử tri đã bỏ phiếu tại Georgia (59%) và North Carolina (52%). Theo thăm dò, bà Harris có lợi thế rõ rệt trong nhóm cử tri da đen tại cả hai bang (78% tại North Carolina và 84% tại Georgia) và trong nhóm cử tri da trắng có trình độ đại học.
Cựu Tổng thống chiếm ưu thế trong nhóm cử tri da trắng không có bằng đại học, đặc biệt là tại Georgia (81%). Bà Harris chỉ dẫn trước một chút (0,7%) trong cuộc thăm dò toàn quốc do The Hill/Decision Desk HQ thực hiện. Không có ứng cử viên nào dẫn quá 2 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò tại 7 bang chiến trường.
Trong khi đó, nội bộ Đảng Dân chủ đã bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân, trách nhiệm trong trường hợp Phó Tổng thống thất bại. Một số chiến lược gia và người ủng hộ cho rằng bà Harris gặp khó khăn trong việc đưa ra thông điệp chiến dịch, đặc biệt là về kinh tế trong khi Tổng thống Joe Biden lại quá chậm trễ trong việc rút lui khỏi cuộc đua. Tổng thống Biden cũng tự đưa mình vào vòng xoáy tin tức vào tối 29/10 khi ông gọi những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump là “rác rưởi”, mặc dù Nhà Trắng khẳng định từ ngữ đã bị cắt xén khỏi ngữ cảnh. Quyết định của bà Harris khi chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz, thay vì Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro, làm phó tướng có thể sẽ bị đặt câu hỏi nếu ông Trump giành chiến thắng tại bang Pennsylvania.
Tờ Washington Post cũng đưa tin cuộc bầu cử tổng thống năm nay đạt mức kỷ lục về số phiếu bầu sớm. Dữ liệu từ các cuộc khảo sát cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ đang có lợi thế đáng kể trong số các cử tri đã bỏ phiếu. Theo đó, các cuộc khảo sát từ ABC News-Ipsos, New York Times/Siena College và CNN, bà Harris dẫn trước ông Trump từ 19 đến 29 điểm phần trăm. Những con số này tuy chưa đạt mức dẫn trước của Tổng thống Biden năm 2020 nhưng vẫn cao hơn mức của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016 khi bà chỉ dẫn trước từ 8 đến 16 điểm phần trăm.
Tại bữa tối từ thiện do ông Trump tổ chức tại thành phố New York mới đây, các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu đã tranh thủ tiếp cận, trao đổi nhanh với cựu Tổng thống nhằm tỏ ra thân thiện nếu không muốn nói là ủng hộ ông Trump sau nhiều tháng không đưa ra quan điểm ủng hộ ứng viên nào. Theo đánh giá của tờ Wall Street Journal (WSJ), dù còn lo ngại về mức thuế mà ông Trump đề xuất và một số quan điểm về chính sách đối ngoại, một số lãnh đạo doanh nghiệp coi việc hợp tác với ông như một “chính sách bảo hiểm” và muốn được định vị tốt hơn trong nhiệm kỳ 2 của Trump.
Đồng sáng lập tập đoàn bán lẻ Home Depot, tỷ phú Ken Langone (là người ủng hộ bà Nikki Haley), cho rằng nếu Trump thắng cử sẽ có lợi cho nền kinh tế. Tỷ phú Jeff Bezos, chủ sở hữu của tờ The Washington Post (WP), đã quyết định WP sẽ không đưa tuyên bố ủng hộ ứng viên tổng thống nào, chấm dứt thông lệ có hàng thập kỷ nay (trong các kỳ bầu cử gần đây, WP đều ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ) với lý do cải thiện uy tín của tòa soạn chứ không phải để bảo vệ lợi ích cá nhân của ông và việc ra tuyên bố ủng hộ không làm thay đổi cán cân của cuộc bầu cử. Ông chủ của tờ Los Angeles Times, Patrick Soon Shiong cũng có hành động tương tự.Các tỷ phú Mark Zuckerberg, Warren Buffet cũng không tuyên bố ủng hộ ứng viên nào (dù trước đây ủng hộ Obama, Clinton). WSJ đánh giá rằng những nỗ lực tiếp cận thầm lặng cho thấy sự thực dụng của lãnh đạo các doanh nghiệp muốn có vị thế tốt hơn bất kể ai thắng cử, các giám đốc điều hành đang chuẩn bị thực chất về cách thức kinh doanh với chính quyền mới.
Trong tỷ lệ cược của các hãng cá cược (Polymarket, betonline, betfair, betsson, bovada, points-bet...), ông Trump đều dẫn trước bà Harris với tỷ lệ thắng cử trên 60%. Tại thời điểm này năm 2020, Trump đang bị Biden dẫn trước 7,5 điểm phần trăm và năm 2016, bà Clinton dẫn trước 4,6 điểm phần trăm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri bất an trước ngày bỏ phiếu chính thức
16:34' - 31/10/2024
Kết quả thăm dò của AP-NORC vừa công bố cho thấy đa số người Mỹ được hỏi cảm giác bất an về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 ngay trước thềm cuộc bầu cử chính thức diễn ra vào ngày 5/11 tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Bầu cử Mỹ 2024: Kết quả những kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây
13:02' - 31/10/2024
Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, trong cuộc bầu cử ứng cử viên Tổng thống phải giành được ít nhất 270 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri để thắng cử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.