Bầu cử Thượng viện Nhật Bản năm 2022: Những con số quyết định
Sáng 10/7, cử tri Nhật Bản đã đi bỏ phiếu bầu Thượng viện. Đây là thử thách lớn đầu tiên mà Thủ tướng Kishida Fumio phải đối mặt kể từ khi nhậm chức hồi cuối năm ngoái.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong cuộc bầu cử này, các con số 55, 70, 32 và 82 sẽ là những con số mang tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại của liên minh cầm quyền trong cuộc bầu cử này.
*55 và 70 ghế
Thượng viện Nhật Bản có tổng cộng 248 ghế, trong đó 50% số ghế sẽ được bầu lại theo định kỳ 3 năm một lần. Trong cuộc bầu cử năm nay, có 125 trong số 248 ghế ở Thượng viện sẽ được bầu lại, trong đó có 74 ghế được bầu trực tiếp ở các khu vực bầu cử, 50 ghế được bầu theo hình thức đại diện tỷ lệ và 1 ghế được bầu bổ sung ở tỉnh Kanagawa.
Trong cuộc bầu cử này, Thủ tướng Kishida chỉ đặt mục tiêu duy trì thế đa số của liên minh cầm quyền ở Thượng viện. Điều này có nghĩa liên minh cầm quyền cần phải giành thêm 55 ghế trong cuộc bầu cử này vì họ hiện có 70 ghế ở Thượng viện chưa tới thời điểm phải bầu lại, gồm 56 ghế của LDP và 14 ghế của Đảng Công minh.
Đây được coi là mục tiêu khá dễ dàng đối với liên minh cầm quyền, nhất là khi tỷ lệ ủng hộ đối với LDP và nội các của Thủ tướng Kishida đều đang khá cao, trong khi phe đối lập đang bị chia rẽ nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN trước thềm cuộc bầu cử, ông Yu Uchiyama, Giáo sư khoa học chính trị của Đại học Tokyo, nhận định liên minh cầm quyền gần như chắc chắn sẽ giành được thế đa số ở Thượng viện sau cuộc bầu cử này. Thậm chí, nhiều khả năng LDP và Đảng Công minh sẽ giành hơn 50% trong tổng số 125 ghế sẽ được bầu lại.
Không ít người đã đặt câu hỏi về mục tiêu khiêm tốn này của Thủ tướng Kishida, người cũng đang giữ chức Chủ tịch LDP. Tuy nhiên, đây cũng được cho là mục tiêu hợp lý vì không ít người trong nội bộ LDP lo ngại việc giá cả hàng hóa tăng cao có thể tác động tiêu cực tới tâm lý của cử tri và khiến cho LDP khó có thể hoàn thành các mục tiêu tham vọng hơn. Bên cạnh đó, vẫn chưa biết vụ việc cựu Thủ tướng Abe Shinzo qua đời sau khi bị tấn công ngày 8/7 sẽ có tác động như thế nào tới tâm lý của cử tri trong cuộc bầu cử này.
Trong trường hợp LDP giành được 70 trong tổng số 125 ghế sẽ được bầu lại, đó sẽ là một chiến thắng vang dội đối với đảng cầm quyền vì khi đó, LDP sẽ nắm giữ thế đa số ở Thượng viện và không phải phụ thuộc quá nhiều vào Đảng Công minh ở Quốc hội. Con số 70 không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” đối với LDP vì trước đó, đảng này đã từng giành tới 74 ghế trong cuộc bầu cử Thượng viện vào năm 1986.
*32 khu vực bầu cử một ghế
Kết quả bầu cử ở 32 khu vực bầu cử một ghế có thể tác động lớn đến kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện. Không giống như các khu vực bầu cử nhiều ghế thường bị phân chia bởi các đảng cầm quyền và đối lập, các khu vực bầu cử một ghế có sự phân biệt rõ ràng giữa người thắng và người thua.
Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007, LDP đã từng hứng chịu thất bại nặng nề tại các khu vực bầu cử một ghế dưới thời chính quyền của cố Thủ tướng Abe Shinzo. Khi đó, LDP chỉ giành chiến thắng ở 6 khu vực. Tổng cộng, đảng này chỉ giành được 37 ghế trong cuộc bầu cử đó.
Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2013, LDP đã chiến thắng ở 29 khu vực bầu cử một ghế. Tổng cộng, đảng này giành được 65 ghế trong cuộc bầu cử đó. Đây là một thắng lợi hết sức thuyết phục, tạo nền tảng ổn định cho chính quyền của cố Thủ tướng Abe.
Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2016 và 2019, các đảng đối lập đã nhất trí chỉ giới thiệu các ứng cử viên duy nhất ở tất cả các khu vực bầu cử một ghế nhằm tạo ưu thế áp đảo trước các ứng cử viên của LDP. Tuy nhiên, chiến lược này tỏ ra không hiệu quả khi phe đối lập chỉ giành chiến thắng ở 11 khu vực năm 2016 và 10 khu vực vào năm 2019.
Trong cuộc bầu cử lần này, theo Giáo sư Uchiyama, phe đối lập chỉ đạt được đồng thuận về việc giới thiệu các ứng cử viên duy nhất ở 11 khu vực bầu cử một ghế. Ở 21 khu vực bầu cử một ghế còn lại, có 11 khu vực có 2 ứng cử viên của phe đối lập tranh cử; 9 khu vực có 3 ứng cử viên của phe đối lập tranh cử; và 1 khu vực (Kagawa) có 4 ứng cử viên ra tranh cử. Điều này có thể dẫn tới sự phân tán phiếu bầu dành cho phe đối lập.
*82 ghế cần thiết cho việc sửa đổi Hiến pháp
Thế đa số 2/3 ở hai viện của Quốc hội là điều kiện tiên quyết cho việc đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến pháp.
Sau khi lực lượng ủng hộ sửa đổi Hiến pháp đã giành được thế đa số 2/3 ở Hạ viện trong cuộc bầu cử tháng 10 năm ngoái, dư luận rất quan tâm tới việc liệu lực lượng này có thể tiếp tục giành được thế đa số 2/3 ở Thượng viện (tức là có được ít nhất 166 trong số 248 ghế) hay không.
Hiện tại, lực lượng ủng hộ sửa đổi Hiến pháp gồm LDP, Đảng Công minh, Đảng Duy tân Nhật Bản (JIP) và Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) cùng với nghị sỹ độc lập Seiko Hashimoto. Họ có tổng cộng 84 ghế chưa tới thời điểm bầu lại ở Thượng viện. Vì vậy, để giành được thế đa số 2/3, 4 đảng này cần giành được ít nhất 82 ghế trong cuộc bầu cử lần này./.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- bầu cử Thượng viện Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Bầu cử Thượng viện trong điều kiện thắt chặt an ninh
07:33' - 10/07/2022
Sáng 10/7, các cử tri Nhật Bản bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Thượng viện trong bối cảnh các biện pháp an ninh đã được tăng cường sau vụ tấn công khiến cựu Thủ tướng Abe Shinzo thiệt mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Các ứng cử viên “chạy nước rút”
16:13' - 09/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 9/7, ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử Thượng viện ở Nhật Bản, các ứng cử viên vẫn nỗ lực hết sức để thu hút thêm sự ủng hộ của các cử tri.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25'
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.