Bầu cử tổng thống Pháp: Hai ứng viên "so tài" trong cuộc tranh luận cuối cùng
Tối 24/11, hai ứng cử viên phe cánh hữu của Pháp là cựu Thủ tướng François Fillon và Thị trưởng thành phố Bordeaux Alain Juppé đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình nhằm giúp cử tri Pháp hiểu rõ hơn những nội dung cùng các cam kết quan trọng trong chương trình tranh cử của mình.
Cuộc tranh luận lần này có ý nghĩa quyết định vì diễn ra vào thời điểm chỉ còn cách cuộc bầu cử sơ bộ lần hai 3 ngày nhằm chọn ra ứng cử viên xứng đáng đại diện cho phe cánh hữu và trung hữu ra tranh cử tại cuộc bầu cử tổng thống Pháp diễn ra vào năm tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, tại buổi tranh luận, hai ứng cử viên đã bị chất vấn về các vấn đề như thực thi quyền lực Nhà nước, mô hình xã hội Pháp, các cải cách kinh tế, vấn đề an ninh, quan hệ Pháp-Nga và khả năng liên minh với Nga trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng…
Trước khi bước vào tranh luận, hai ứng cử viên đều đã khẳng định nếu được bầu làm tổng thống, cả hai sẽ làm hết sức để bảo vệ quyền lợi của nước Pháp, tiến hành các cải cách sâu rộng nhằm thay đổi tình trạng trì trệ hiện nay. Hai ứng cử viên cũng cho rằng cuộc tranh luận là cần thiết nhưng không được gây chia rẽ nội bộ vì cả hai đều là thành viên trong "gia đình" của đảng "Những người Cộng hòa" (LR).
Về các chương trình cải cách kinh tế, không có sự khác biệt lớn lắm giữa hai ứng cử viên, ngoài việc những con số như cắt giảm ngân sách công, cắt giảm trợ cấp xã hội, tinh giản biên chế trong bộ máy nhà nước trong chương trình của ông François Fillon mang tính triệt để hơn, mạnh mẽ hơn đồng thời cũng bị cho là khó thực hiện hơn.
Về bản sắc Pháp, ông Alain Juppé nhấn mạnh vào sự đa dạng về nguồn gốc, màu da, tôn giáo và tư tưởng chính trị. Theo ông, điều này làm nên sự đa dạng và phong phú cho nước Pháp. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo cần loại bỏ tư tưởng co cụm mang tính "chủ nghĩa cộng đồng "nhằm hướng đến sự đoàn kết quốc gia. Trong khi đó, ứng cử viên François Fillon nhấn mạnh "Pháp không phải là một quốc gia đa văn hóa".
Theo ông, nước Pháp có một lịch sử, một ngôn ngữ và một văn hóa, "được làm phong phú bởi những đóng góp từ bên ngoài", bởi vậy khi một người nước ngoài đến Pháp, họ cần hòa nhập và tôn trọng di sản văn hóa của Pháp.
Sự khác biệt lớn về quan điểm giữa hai ứng cử viên liên quan đến mối quan hệ Pháp-Nga. Ứng cử viên A. Juppé chỉ trích quan điểm ủng hộ Nga cũng như thái độ thân thiện của ông F. Fillon với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, ông này đã phản bác lại khi cho rằng "mối nguy hiểm thực sự đối với châu Âu, không đến từ Nga", bởi vì "đây là mối nguy hiểm dưới góc độ kinh tế và nó đến từ châu Á". Ông cho rằng "các biện pháp trừng phạt Nga thời gian qua đã thất bại", đồng thời nhấn mạnh: "Để chấm dứt cuộc chiến tranh tại Syria, các nước châu Âu cần phải thảo luận với Nga".
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Le Monde (Thế giới) về nền ngoại giao Pháp, ông F. Fillon cũng cho rằng "nước Pháp phải thể hiện vai trò của mình tại Liên hơp quốc nhằm duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ; nước Pháp phải đủ khả năng đối thoại với tất cả các nước đồng thời là bệ đỡ cho châu Âu nhằm giúp châu lục này bảo vệ các giá trị văn minh của mình". Ông cũng đã kêu gọi "tiếp tục xây dựng mối quan hệ thẳng thắn và mạnh mẽ" với Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donal Trump.
Các quan điểm của ông F. Fillon được nhiều cử tri Pháp đánh giá là thể hiện quan điểm cánh hữu truyền thống, bảo thủ về các giá trị và tự do về kinh tế. Sau cuộc tranh luận, nhiều nhà bình luận đã bày tỏ quan điểm cho rằng cuộc tranh luận lần cuối chỉ để khẳng định chắc chắn hơn một xu hướng đã được định hình từ trước, đó là làn sóng những người ủng hộ cựu Thủ tướng F.Fillon chứ không làm đảo ngược tỷ lệ ủng hộ. Giới bình luận cũng cho rằng ông F. Fillon nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri cánh hữu do chương trình tranh cử của ông đại diện cho những điều cử tri cánh hữu chờ đợi từ lâu.
Sau cuộc tranh luận, một cuộc thăm dò tiến hành trên báo mạng Le Figaro đối với hơn 23.000 khán giả, gần 72% số khán giả cho rằng phần trình bày của ông F. Fillon đã thuyết phục họ nhiều hơn phần trình bày của ứng cử viên A.Juppé.
Tại cuộc bầu cử sơ bộ vòng một tổ chức vào ngày 20/11, cựu Thủ tướng François Fillon đã bất ngờ về nhất với 44,1% số phiếu, đẩy Thị trưởng thành phố Bordeaux, Alain Juppé, người luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước đó xuống vị trí thứ hai (28,6%) và loại khỏi cuộc đua cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Cuộc bầu cử sơ bộ vòng hai sẽ được tổ chức vào ngày 27/11. Đây sẽ là một cuộc bầu cử mở cho mọi đối tượng cử tri chứ không chỉ giới hạn cho cử tri cánh hữu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ khủng bố 13/11/2015
20:12' - 13/11/2016
Tròn 1 năm xảy vụ thảm sát đêm 13/11/2015 ở thủ đô Paris, nhiều hoạt động tưởng niệm đã được tổ chức tại Paris và vùng phụ cận để tưởng niệm các nạn nhân xấu số.
-
Xe & Công nghệ
Sản lượng rượu vang của Pháp thấp kỷ lục trong 30 năm
20:29' - 12/11/2016
Sản lượng rượu vang của Pháp đang ở mức thấp nhất trong 30 năm qua và đã giảm 10% năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Một quan chức bị buộc tội ngộ sát trong vụ du khách thiệt mạng
12:24' - 11/11/2016
Người đứng thị trấn Lamalou-les-Bains, phía Nam nước Pháp, ông Philippe Tailland đã bị buộc tội ngộ sát do liên quan tới việc 4 người thiệt mạng tại một khu cắm trại do lũ lụt hồi năm 2014.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tăng biện pháp an ninh bảo vệ du khách châu Á
10:52' - 07/11/2016
Chính phủ Pháp đang xem xét một loạt biện pháp an ninh bảo vệ khách du lịch châu Á trước tình trạng cướp bóc và các vụ tấn công vũ trang đang ảnh hưởng đến ngành du lịch nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.