Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Giải pháp tổng thể nào cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm?
Sáng 2/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường nhiều nội dung về phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công... Bên lề Kỳ họp Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu về các giải pháp tổng thể từ cải cách thể chế đến chính sách để khơi thông nguồn lực tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị): Tìm kiếm giải pháp căn cơ Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm, nên việc có đạt được mục tiêu tăng trưởng như đề ra không rất khó khẳng định trước. Theo đó, rất cần các giải pháp căn cơ từ Quốc hội, Chính phủ.Trước hết, về thể chế, Quốc hội có thể dùng nghị quyết để điều chỉnh những vướng mắc trong các luật chưa sửa kịp như Luật Đầu tư công, Luật Tài sản công, Luật Ngân sách và các luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí "xé rào" đối với Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để có cơ chế chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư quyết liệt hơn; giảm bớt điều kiện ràng buộc kinh doanh cho doanh nghiệp, người dân.
Với Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ để giải quyết các điểm nghẽn tăng trưởng; trong đó, rà soát tồn dư ngân sách trong các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư công ở các địa phương khi vừa qua đồng loạt nhiều nơi xin chuyển nguồn nhưng vẫn vướng luật.
Quốc hội, Chính phủ cần giải quyết vấn đề phân cấp, phân quyền "trọn gói" cho địa phương, nói cáchkhác để địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện. Các bộ, ngành trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc địa phương có thực hiện đúng nghĩa vụ và chức trách cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hay không? Song song đó, không hình sự hoá quan hệ kinh tế để doanh nghiệp, người dân có điểm tựa, niềm tin vào chính sách để đầu tư lâu dài và bền vững.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Kích thích sức tiêu thụ thị trường nội địaTrong 3 năm khó khăn khi Việt Nam phải đối phó với đại dịch COVID-19 nhưng thu ngân sách không giảm, nợ công lại kéo giảm rất tốt (dưới 40% GDP trong khi mức trần là 60% GDP). Việt Nam được đánh giá là một trong số quốc gia nợ công giảm. Đây là yếu tố quan trọng và là dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cho dù chúng ta có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn.
Ngoài ra, còn một nguồn kinh phí nữa là tài sản công. Theo đó, Chính phủ nên dành thời gian rà soát, kiểm kê nơi nào sử dụng tài sản công không hiệu quả thì xem xét đấu giá, lấy tiền đó hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Điều đó không chỉ tạo nguồn lực phục hồi mà quan trọng hơn là tạo niềm tin trong nhân dân về khâu quản trị quốc gia, tin tưởng vào sự quản lý hiệu quả tài sản nhà nước, tài sản nhân dân. Như vậy dư địa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển là có. Một thế mạnh rất lớn nữa là Việt Nam có hơn 100 triệu dân nên thị trường nội địa là không nhỏ. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần chú trọng đến phát triển sức tiêu thụ của thị trường nội địa, tạo đà cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương): Tăng năng suất lao động để tăng thu nhập xã hộiTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay 2/11 Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023
07:53' - 02/11/2023
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Nhiều rủi ro khi lạm phát cơ bản cao hơn lạm phát tổng thể
13:55' - 01/11/2023
Mặc dù lạm phát gặp nhiều thách thức, song Chính phủ vẫn có khả năng giữ mức lạm phát trong khung Quốc hội cho phép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10'
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28'
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19'
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36'
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35'
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30'
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội tốt cho sự hợp tác giữa Tp Hồ Chí Minh với các đối tác Tây Ban Nha
15:48'
Ngày 10/4, tại Hội trường Thống Nhất, Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang trong chuyến thăm và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công cầu Mã Đà nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
15:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 9/4/2025 về triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước.