Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Cần công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo
Nêu ý kiến bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc kê khai tài sản rất cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật, đặc biệt cần công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo.
* Công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo Theo các đại biểu, sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Luật Phòng, chống tham nhũng), công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, quy định về các đối tượng phải kê khai tài sản hiện nay quá rộng nhưng không ai kiểm tra, giám sát việc kê khai có đúng hay không và bản kê khai không được công khai, dẫn đến kê khai tài sản của cán bộ, công chức hiện nay vừa hình thức, lại tốn kém, chưa hiệu quả.
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, để kê khai tài sản được thực chất, nên thu gọn đối tượng để tránh kê khai quá nhiều, lan man, không mang lại hiệu quả.Đại biểu cho rằng, chỉ cán bộ cấp trưởng ở quận, huyện mới phải kê khai tài sản, còn các trường hợp khác thì không đưa vào diện phải kê khai tài sản.
Hoặc trước khi bổ nhiệm, đề bạt cán bộ cần phải kê khai tài sản và phải xác minh xem cán bộ đó kê khai có đúng không để giám sát trong quá trình công tác có tài sản bất minh hay không.
"Nhiều nước họ kiểm soát tài khoản thu nhập của quan chức rất chặt chẽ, nên khi quan chức mua nhà thì cơ quan quản lý họ biết ngay số tiền đó nguồn gốc do đâu mà có. Còn ở Việt Nam, việc kê khai tài sản, thu nhập hiện nay vẫn phụ thuộc vào tính tự giác của mỗi cán bộ, công chức", đại biểu nhận định. Để việc kê khai tài sản thực sự hiệu quả, đại biểu Xuyền cho rằng, bên cạnh việc thu hẹp đối tượng phải kê khai tài sản như hiện nay thì cần công khai bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức trên mạng Internet để người dân giám sát.Vì cán bộ, công chức thuộc diện phải kê khai hưởng lương từ ngân sách nhà nước do dân đóng thuế mà có, do vậy việc công khai bản kê khai tài sản cán bộ có chức quyền để dân giám sát là hợp lý và minh bạch.
Đối với trường hợp cơ quan chức năng phát hiện được tài sản của cán bộ, công chức không có nguồn gốc rõ ràng, cán bộ không chứng minh được nguồn gốc số tài sản của mình do đâu mà có thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thu hồi ngay số tài sản này để sung công, tránh tẩu tán tài sản.
Và nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm hình sự thì phải xử lý nghiêm.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng Chính phủ cần chú trọng việc kê khai tài sản và đóng thuế thu nhập của cán bộ, lãnh đạo, vì đó là những người ở vị trí có khả năng tham nhũng nhiều hơn.Theo đại biểu, cần phải luật hóa những việc khai báo sai, đặc biệt xem xét thuế thu nhập có thực sự tương xứng với mức thu nhập của lãnh đạo không.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phân tích, việc đánh giá tài sản của cán bộ không khó, chỉ cần kiểm tra thuế thu nhập cá nhân trong kho dữ liệu của Tổng cục Thuế là cơ quan điều tra có thể nắm rõ.
Cán bộ nào đóng thuế thu nhập ít trong khi lại có nhiều tài sản như ô tô sang, chung cư cao cấp thì có vẻ rất vô lý. Trường hợp những tài sản có là do được người thân tặng cũng cần phải giải trình để chứng minh cho sự trong sạch và minh bạch trong việc kê khai tài sản.
Cho rằng các nước trên thế giới coi thuế thu nhập là thước đo tốt nhất để đánh giá công dân, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, cần phải công khai thuế thu nhập cá nhân của tất cả lãnh đạo và công bố cho toàn thể nhân viên trong đơn vị cũng như các cơ quan chức năng.Từ tiền thuế có thể suy ra mức thu nhập của cá nhân đó ở mức nào, từ đó có đánh giá công bằng trong công tác phòng, chống tham nhũng.
* Xử lý nghiêm sự bao che cho hành vi tham nhũng Một số đại biểu cho rằng, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ và có cơ chế giám sát việc đầu tư để tránh sơ hở của chính sách, công tác quản lý chưa tốt, tạo điều kiện cho những người ở những vị trí nhạy cảm có thể trục lợi, tham nhũng, đặc biệt phải quan tâm đến việc kê khai tài sản đúng và đủ.Đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) cho rằng, làm sao đảm bảo tài sản của người đứng tên là đúng của người đó, tránh tình trạng đứng tên hộ là rất khó giám sát, cần tiếp tục tìm giải pháp để khắc phục được câu chuyện kê khai chỉ mang tính hình thức.
Đồng quan điểm, nhưng đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, cần kê khai đầy đủ, chính xác tài sản của mình.Theo đại biểu, cần có những quy định và chế tài cụ thể để buộc cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện kê khai đúng, kê khai đủ. Nếu phát hiện tài sản xuất hiện một cách bất minh, có thể có nguồn gốc từ tham nhũng thì phải xử lý tài sản đó một cách phù hợp.
Theo đại biểu Phạm Tất Thắng, đảng viên mà tham nhũng là vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không chỉ tổ chức Đảng, đảng viên mà bất kỳ người dân nào cũng phải có trách nhiệm tố cáo nếu phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật với các tổ chức có trách nhiệm.
Với đảng viên, trách nhiệm đó phải cao hơn, nếu không tích cực tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, mà còn có biểu hiện bao che cho những hành vi sai trái, rõ ràng là hành vi vi phạm, cần phải xử lý nghiêm./.
Xem thêm:>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Đóng góp nhiều ý kiến vào Luật Thể dục, thể thao
>>>Đảm bảo tính khả thi của Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
19:17' - 30/05/2018
Ngày 30/5, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Cần thiết phải sửa đổi Luật Giáo dục
19:14' - 30/05/2018
Luật Giáo dục được ban hành từ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), do đó nhiều quy định không còn phù hợp hoặc chưa phản ánh được những nội dung mới về phát triển giáo dục và đào tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường kỷ luật trong xây dựng pháp luật
15:19' - 30/05/2018
Sáng 30/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận hai dự án luật, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019
08:08' - 30/05/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 30/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Tạo điều kiện thu hút người tài vào ngành sư phạm
15:34' - 29/05/2018
Sáng 29/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.