Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường kỷ luật trong xây dựng pháp luật
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 30/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Quy định chi tiết việc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các đại biểu Quốc hội đánh giá, thời gian qua, quy trình lập pháp đã được cải tiến trong tất cả các khâu, từ chuẩn bị đề xuất vào chương trình, soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý đến xem xét, thông qua. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật đã có chuyển biến tích cực.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lập và triển khai Chương trình vẫn còn những hạn chế, trong đó phương thức, đối tượng lấy ý kiến còn nhiều bất cập.
Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) chỉ rõ: Việc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án luật còn hình thức, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ. Việc tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan còn nặng về hình thức, nhiều cơ quan được lấy ý kiến chưa làm hết trách nhiệm, thường chỉ có ý kiến vào nội dung, lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách, đối với những lĩnh vực khác thì cơ bản thống nhất.Như vậy đã làm giảm chất lượng dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, gây mất thời gian thảo luận mà những vấn đề này có thể được giải quyết ngay từ khâu soạn thảo.
Từ thực tế trên, đại biểu Phạm Thị Thu Trang đề nghị, Chính phủ, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trước khi trình Quốc hội thảo luận, xem xét.
Đồng quan điểm, đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) nhấn mạnh, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã xác định rõ thời điểm, trách nhiệm, quy trình việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trong việc lập chương trình và soạn thảo luật.Theo đại biểu Hà, trên thực tế, sản phẩm của việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp không được thể hiện bằng văn bản riêng trong hồ sơ trình dự án luật và gửi đến các đại biểu Quốc hội, trừ trường hợp đối tượng tác động đó là các bộ, ban, ngành mà chỉ được tích hợp chung trong các báo cáo đánh giá chính sách.
Vì vậy, các đại biểu Quốc hội không có tài liệu để biết được đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản là ai và bao nhiêu phần trăm trong số đó đã được lấy ý kiến, quan điểm của họ như thế nào về các nội dung được lấy ý kiến.
“Đây là công việc rất quan trọng, nếu tổ chức thực hiện tốt sẽ xây dựng được các quy định phù hợp với điều kiện của thực tiễn xã hội, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người chịu sự tác động trực tiếp, đưa người dân vào đúng vị trí của họ trong quá trình xây dựng luật. Đây cũng là hình thức tuyên truyền chủ động để người dân được tiếp cận trước với luật, pháp lệnh và khi ban hành sẽ đạt khả thi cao”, đại biểu Vương Ngọc Hà phân tích.
Đại biểu đề nghị cần sớm có quy định chi tiết về việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong đó hướng dẫn cơ chế trong việc lấy ý kiến; quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chủ thể tiến hành lấy ý kiến. Bên cạnh đó, cần xác định rõ hơn về sản phẩm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp và chế tài để đảm bảo thực hiện nội dung này. Nhiều ý kiến cũng kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư nguồn lực thỏa đáng, đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội.Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong việc lập Chương trình năm 2019, điều chỉnh Chương trình năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thống nhất nguyên tắc: Ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án để triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết của Quốc hội; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp; bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan, đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng...
Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 5, trình Quốc hội thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 8 dự án luật.
Tại Kỳ họp thứ 6, trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật; cho ý kiến 6 dự án luật và bổ sung dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Đối với Chương trình năm 2019 sẽ gồm 18 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định chỉ rõ: Theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), hiện nay còn ít nhất 7 dự án luật cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thành trong năm 2018 và năm 2019. Các dự án Luật đó gồm: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Công đoàn.Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Kiểm toán nhà nước khẩn trương chỉ đạo sát sao việc chuẩn bị các dự án cần được ban hành theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác có liên quan của Quốc hội sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình.
Cho ý kiến về việc sửa đổi Luật Công đoàn, đại biểu Phạm Minh Chính (Quảng Ninh) đánh giá, hiện nay, cơ cấu người lao động ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực trong nhà nước đang thay đổi.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh, số lượng người lao động ở ngoài khu vực quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với người lao động trong khu vực quốc doanh.
Trong khi đó, Luật Công đoàn hiện hành đang nghiêng về người lao động trong khu vực quốc doanh, chứ chưa tập trung vào trọng tâm bảo vệ người lao động ngoài quốc doanh. Vì thế, việc sửa đổi Luật Công đoàn là cần thiết.
Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn nhằm thể chế quan điểm của Đảng, Nhà nước; đồng bộ với hệ thống pháp luật đồng thời bảo vệ đoàn viên, người lao động ở khu vực ngoài nhà nước, tuy nhiên, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc cho lùi thời điểm sửa.Theo đại biểu Bùi Văn Cường, tháng 3/2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo đó, có điều khoản quy định người lao động tự do lập tổ chức của mình tức là ở cấp cơ sở sẽ xuất hiện tổ chức đại diện khác của người lao động hay còn gọi là đa công đoàn. Công đoàn Việt Nam khi đó không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động.
Theo đại biểu Bùi Văn Cường, về nguyên tắc, sau khi các quốc gia thành viên phê chuẩn, tức là nếu Quốc hội năm nay hoặc sang năm phê chuẩn thì 3 năm sau sẽ cho phép lập tổ chức công đoàn ở cơ sở.Dự báo, khi đó sẽ có 3 dạng tổ chức công đoàn. Nhấn mạnh đây là vấn đề phức tạp, đại biểu Bùi Văn Cường đề nghị Quốc hội cân nhắc về thời điểm sửa Luật Công đoàn.
Mở rộng tự chủ và tăng trách nhiệm giải trình với giáo dục đại học
Trước đó, tại phiên làm việc sáng 30/5, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, qua 5 năm thi hành, Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.Việc xây dựng và ban hành dự án Luật nhằm chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với giáo dục đại học thời gian qua, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 2 điều mới; bãi bỏ 1 điều và 1 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 5 điều; thay thế cụm từ tại 1 điều đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật. Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học; nhất trí với đề xuất rà soát toàn diện, nhưng lựa chọn một số vấn đề cốt lõi để sửa đổi, bổ sung như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật một cách căn cơ hơn, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Về tự chủ đại học, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, việc đẩy mạnh tự chủ là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của giáo dục đại học; đi đôi với mở rộng tự chủ là tăng cường trách nhiệm giải trình, đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường.Tuy cơ bản nhất trí với nhiều nội dung sửa đổi của dự thảo, song Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị, cần làm rõ hơn các khái niệm, nội hàm về quyền tự chủ, về năng lực tự chủ; về phạm vi, mức độ, điều kiện thực hiện quyền tự chủ phù hợp với năng lực của cơ sở giáo dục đại học và yêu cầu cụ thể về trách nhiệm giải trình.
Đối với giá dịch vụ đào tạo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ và cho phép cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy ban không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” như thể hiện trong dự thảo Luật và đề nghị vẫn sử dụng khái niệm "học phí" như quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận hai dự án luật, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019
08:08' - 30/05/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 30/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Tạo điều kiện thu hút người tài vào ngành sư phạm
15:34' - 29/05/2018
Sáng 29/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV: Xử lý hành vi vi phạm an ninh quốc gia không gian mạng
12:52' - 29/05/2018
Những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trong không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.