Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Quản lý quy hoạch cần khoa học và có tính gắn kết
Bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc điều chỉnh Luật Quy hoạch thời điểm này là cấp thiết nhưng cần tính đến các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
Cần thiết phải điều chỉnh
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (Thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá: Điều chỉnh Luật Quy hoạch lúc này là một sự cấp thiết bởi từ trước đến nay, lộ trình quy hoạch còn mang tính chất vụn vặt, thậm chí chưa gắn kết được với các lĩnh vực.
“Trên góc độ quy hoạch nói chung, chúng ta chưa tìm được một tiếng nói liên hợp của tất cả các lĩnh vực, các dự án luật, trong đó quy hoạch được đặt là vấn đề trọng yếu”, đại biểu Khuê nói.
Theo đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, trong thực tiễn, có những quy hoạch chung được lập ra chồng chéo với các quy hoạch riêng lẻ, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành gây nên tình trạng “quy hoạch đè trên quy hoạch”, chưa thể hiện gắn kết chung.Từ đó, quy hoạch trong thực tiễn đã vướng phải những khó khăn và là bước phát sinh cho các yếu tố: “Xin, cho, bẩm, báo”, thậm chí có những quy hoạch vô tình tự triệt tiêu, không tạo ra đòn bẩy cho gắn kết của các lĩnh vực.
Đại biểu cho rằng, điều cơ bản nhất Luật Quy hoạch cần giải quyết hiện nay là điều chỉnh quy hoạch cần nhìn trên phương diện quản lý quy hoạch một cách khoa học, thể hiện được sự gắn kết, phối hợp để đảm bảo tính khả thi. Đồng thời, quy hoạch phải là chìa khóa cho bước phát triển tiếp theo của vùng, ngành, lĩnh vực.Đảm bảo quy hoạch ổn định, lâu dài
Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Luật Quy hoạch ra đời phải là luật gốc của tất cả các loại quy hoạch; với các nguyên tắc: đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính ổn định, bền vững, cùng với đó đảm bảo có thứ bậc trong quy hoạch, từ cấp quốc gia, ngành, vùng, tỉnh.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, trong Luật Quy hoạch có nội dung quy hoạch tỉnh. Trong nội hàm về quy hoạch tỉnh cũng tích hợp cả các quy hoạch mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Việc này sẽ dẫn đến sự chồng chéo, lãng phí tiền của, thậm chí không triển khai trong thực tiễn được. Về vấn đề tình trạng điều chỉnh quy hoạch phổ biến hiện nay, đại biểu cho rằng, trong Luật Quy hoạch còn quy định vấn đề điều chỉnh quy hoạch mang tính chất định lượng, “Khi nào được điều chỉnh, căn cứ vào tiêu chí nào. Đưa ra khái niệm “ảnh hưởng không lớn”, vậy nhưng thế nào là không lớn?”, đại biểu Sinh nói. Đại biểu cho rằng, vì có nội dung điều chỉnh quy hoạch trong Luật có tính chất định lượng như vậy dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch một cách không có căn cứ, thậm chí có lợi ích nhóm cho việc đó, điều chỉnh quy hoạch méo mó, đường sá giao thông tắc, trẻ em không có trường học, không có chỗ vui chơi. Đại biểu đề nghị, cần xem lại công tác quản lý quy hoạch khi xây dựng quy hoạch.Bên cạnh đó, điều chỉnh quy hoạch cần có tiêu chí, đặc biệt là không được ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và nền sản xuất của xã hội.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh nêu một số ví dụ về quy hoạch cụ thể ở phường Thống Nhất, thành phố Đồng Nai; Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh... và cho rằng, việc quy trách nhiệm và chế tài xử phạt đã được quy định rõ trong Luật Quy hoạch. Chắc chắn pháp luật phải dần dần đi vào điều chỉnh từ những hành vi cụ thể để đảm bảo quy hoạch ổn định, lâu dài- đại biểu nêu.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV: Xử lý nợ xấu giúp khơi thông nguồn lực tồn đọng
14:38' - 01/06/2018
Sau gần 1 năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, đến cuối tháng 3/2018, tỷ lệ nợ xấu còn 2,18%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch
07:46' - 01/06/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 1/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Cần công khai thuế thu nhập cá nhân của lãnh đạo
15:01' - 31/05/2018
Ngày 31/5, Quốc hội nghe Chính phủ trình và thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.