Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đồng bộ hành lang pháp lý, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm
Trong phiên họp ngày 28/5 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), tất cả các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình cũng như của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển xứng tầm các nước trên thế giới.
Phóng viên: Ông đánh giá ra sao khi Kỳ họp thứ 7 này, Quốc hội sẽ đồng thảo luận và thông qua 3 nội dung quan trọng là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc đồng bộ hành lang pháp lý kỳ vọng sẽ tạo đột phá gì, thưa ông?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cho ý kiến đối với 2 đồ án quy hoạch lớn của Thủ đô (Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065). Đây là những nội dung rất quan trọng và cũng là một cơ hội hiếm có để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này.
Quy hoạch Thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, phát triển tổng thể, phát triển dài hạn cho Thủ đô, để đưa Hà Nội trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm so với thủ đô của các nước khác trên thế giới. Còn trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sẽ cụ thể hóa những ý tưởng, nội dung đặc biệt về hạ tầng đô thị đã được chỉnh lý trong Quy hoạch Thủ đô. Từ đó, đưa ra những phương án, mô hình phát triển cụ thể để xây dựng diện mạo Thủ đô trong tương lai. Để triển khai định hướng và ý tưởng này, cần có các hành lang pháp lý, có cơ chế và khuôn khổ pháp lý. Đây chính là Luật Thủ đô.
Hiện nay, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội. Theo đó, Hà Nội phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển bứt phá, vượt trội. Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô.
Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.
Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để Thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo một ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.
Nếu làm được việc đó thì sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay như phát triển đô thị tự phát hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với Thủ đô...
Phóng viên: Rất nhiều Thủ đô lớn ở các nước khi quy hoạch phát triển đều áp dụng rất thành công mô hình thành phố dọc bên những bờ sông. Tại Hà Nội, ý tưởng phát triển thành phố dọc hai bên bờ sông Hồng cũng đã nhiều lần được bàn đến. Theo ông, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ hỗ trợ ra sao để hiện thực hóa ý tưởng này?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến khác nhau về khai thác, phát triển thành phố hai bên Sông Hồng. Ý tưởng là biến Sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.
Tuy nhiên, tại Luật Thủ đô (sửa đổi), nếu vẫn để 2 quy định như trong dự thảo luật là việc xây dựng, khai thác các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về Luật Đê điều thì điều đó có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh, thành khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể nào tạo được diện mạo bứt phá trong phát triển Thủ đô.
Bởi vậy, đây cũng là điều cần phải xem xét và cân chỉnh lại để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.
Phóng viên: Ông nhận xét gì về trách nhiệm của các đại biểu trong việc xây dựng, đóng góp cho Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tạo ra những cơ chế để Thủ đô của cả nước phát triển xứng tầm?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Thủ đô là chung của cả nước chứ không phải của riêng Hà Nội. Do vậy, việc xây dựng Luật Thủ đô chính là mong muốn tạo ra một khuôn khổ pháp lý mang tính chất vượt trội, mang yếu tố đặc thù, để phát triển Thủ đô thực sự là một hình ảnh đại diện cho cả quốc gia.
Vì vậy, khi xây dựng Luật, tất cả các đại biểu quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, muốn muốn của mình, cũng như của nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển, chứ không phải chỉ dành riêng cho thành phố Hà Nội.
Chính vì vậy, sự tham gia của Quốc hội và các đại biểu vừa thể hiện sự đồng hành mà cũng là trách nhiệm của chính mình. Về phía thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được nhân dân và cử tri, cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.
Như vậy, sự đồng hành chính là sự chung tay giữa mỗi đại biểu với chính quyền thành phố, tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội nhất, phù hợp nhất với Thủ đô. Qua đây cho thấy, việc xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển mà phải tạo ra khả năng để thu hút được thu hút những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô. Từ đó, tạo ra hình ảnh đại diện cho cả quốc gia.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi Luật Thủ đô-Bài cuối: Kỳ vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”
18:58' - 27/11/2023
Nhiều chuyên gia và người dân đang kỳ vọng Luật Thủ đô sớm được ban hành sẽ góp phần giúp Hà Nội phát triển “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi Luật Thủ đô-Bài 3: Hoàn thiện Luật để phù hợp thực tiễn phát triển
17:36' - 27/11/2023
Theo nhiều đại biểu quốc hội, để Luật Thủ đô (sửa đổi) đáp ứng thực tiễn phát triển, cơ quan soạn thảo Luật cần rà soát phạm vi điều chỉnh cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00' - 06/04/2025
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả thu hút vốn FDI
18:54' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, đại diện Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2025, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 và dự kiến kết quả thu hút FDI năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22' - 06/04/2025
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07' - 06/04/2025
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51' - 06/04/2025
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41' - 06/04/2025
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25' - 06/04/2025
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08' - 06/04/2025
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.