Bên lề Quốc hội: Báo cáo của Chính phủ phản ánh toàn cảnh nền kinh tế-xã hội 6 tháng
Theo chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV, ngày 29/7, các đại biểu đã làm việc tại hội trường, thảo luận về Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2016; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng cuối năm 2016.
Bên lề Kỳ họp, các đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Trần Hoàng Ngân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đã có những đánh giá, nhận xét về nội dung trên.
Đánh giá cao Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng: Báo cáo đã nhìn nhận rõ những vấn đề thực tế đang phải đối diện; chỉ rõ những khó khăn và đưa ra được 8 nhóm giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đối với quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, đại biểu Bích Châu cho rằng chưa có biện pháp quyết liệt đối với vấn đề bội chi.
Do đó, chưa kích thích được các tỉnh, thành phố vượt thu thì hỗ trợ và thực hiện chính sách như thế nào.
Đồng thời, đối với những tỉnh, thành phố thực hiện chi ngân sách chưa đúng với quy định, lại chưa có biện pháp xử lý quyết liệt… Từ đó, đại biểu mong muốn, Chính phủ cần thực hiện tốt hơn vấn đề này.
Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận xét, Báo cáo do Thủ tướng Chính phủ trình bày đã phản ánh được toàn cảnh nền kinh tế-xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2016 với những dẫn chứng, dữ liệu cụ thể, ngắn gọn, mang tính thuyết phục cao.Đại biểu nhấn mạnh, Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ không chỉ nêu rõ những hoạch định mà còn thẳng thắn chỉ ra các tồn tại trong quá trình quản lý đầu tư công và quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở từng ngành, từng lĩnh vực.
Đặc biệt, Báo cáo không chỉ đơn thuần đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2016, mà còn như một “tuyên ngôn” của Chính phủ mới đối với việc quản trị nền kinh tế và tình hình xã hội trong thời gian tới với mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, phục vụ.
Về giải pháp phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng: Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề ứng phó với thiên tai cho nền nông nghiệp.Bởi đây không phải là một vấn đề ngẫu nhiên và Chính phủ đã có những hành động nhưng còn chậm.
Chính phủ cần thực hiện tốt hơn nữa, dù hơn 3 tháng qua đã hành động quyết liệt và giải quyết được những vấn đề phát sinh, nhưng về nợ công vẫn đang là một thách thức rất lớn.
Do đó, Chính phủ cần xây dựng các chính sách về tài khóa, bên cạnh đó cần tích cực đẩy mạnh cải cách và cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước để đây thực sự là một nguồn lực hỗ trợ Chính phủ trong việc giải quyết các nguồn thu cũng như minh bạch nền kinh tế.
Đồng thời, Chính phủ cần lưu tâm tới vấn đề môi trường, bởi đây là một thách thức trong quá trình phát triển hiện nay...
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 6,32%, do hai nhóm nguyên nhân.
Trong đó, nguyên nhân bên ngoài là do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Đặc biệt, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã ảnh hưởng đến kinh tế châu Âu cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, sự diễn biến phức tạp trên Biển Đông đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nguyên nhân bên trong là Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, làm cho ngành nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta giảm.
Bên cạnh đó, sự cố môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta...
Phân tích những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay, như vấn đề lạm phát, nợ công, bội chi ngân sách..., đại biểu Trần Hoàng Ngân mong muốn, thời gian tới Chính phủ cần quyết tâm hơn nữa để giữ lạm phát ở mức ổn định và mức thấp.
Bởi đây là điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô và kéo giảm lãi suất, từ đó hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đồng thời, Chính phủ cần thực hiện kỷ luật ngân sách một cách nghiêm minh để đảm bảo giữ trần nợ công theo mức Quốc hội cho phép hiện nay (tức là không vượt quá 6,5%).
Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt đối với các hộ nghèo, cận nghèo; có chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động và tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm phát triển bền vững, ổn định đời sống nhân dân
17:41' - 29/07/2016
Lựa chọn các dự án đầu tư, phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước... là những nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội tại Quốc hội
13:16' - 29/07/2016
Sáng 29/7, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình KTXH và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh quyết toán NSNN 2014
12:17' - 29/07/2016
Sáng 29/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh dự toán chi và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.