Bên lề Quốc hội: Chất vấn để có sự chuyển biến trong hành động
Bên hành lang kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng phiên chất vấn với tinh thần thẳng thắn góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tế hiện nay đáp ứng mong muốn của đại biểu và cử tri.
Kỳ họp thứ 10 là kỳ của năm cuối nhiệm kỳ, nên phiên chất vấn không theo nhóm vấn đề mà chất vấn những người đứng đầu các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Chất vấn để có sự chuyển biến trong hành động
Đánh giá phiên chất vấn ngày 6/11, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho biết, các phiên chất vấn của kỳ họp này rất đặc biệt vì đây là dịp để chất vấn, đánh giá lại quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
"Trong phiên chất vấn ngày 6/11, các đại biểu đều đặt câu hỏi sâu, lựa chọn trúng vấn đề của ngành, đặt câu hỏi ngắn gọn trong 1 phút. Các Bộ trưởng với tư cách là tư lệnh các ngành đã nắm chắc vấn đề mà đại biểu chất vấn, mạnh dạn trả lời đúng, trúng vấn đề đại biểu nêu và được đại biểu ghi nhận. Tôi thấy một số lĩnh vực như Thông tin truyền thông, Bộ trưởng mới nhận nhiệm vụ nhưng trả lời hay, làm rõ được vấn đề, giúp cho đại biểu nhìn nhận xung quanh những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Tôi cũng ghi nhận nhiều Bộ trưởng thể hiện rõ trách nhiệm của mình trước cử tri cả nước. Qua quá trình chất vấn, tôi tin sẽ có sự chuyển biến trong hành động của các Bộ trưởng trước nhân dân" - đại biểu Nguyễn Thanh Hiền đánh giá.
Đồng thời, đại biểu mong muốn quá trình chất vấn, một số lĩnh vực cũng cần tập trung quan tâm làm sâu hơn như: liên quan đến vấn đề trồng rừng, giữ rừng, bản đồ cảnh báo sạt lở hay an ninh trật tự, an ninh mạng, tín dụng đen, giáo dục đào tạo...
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, những vấn đề mà đại biểu chất vấn các bộ trưởng trong từng kỳ họp được tổng kết ở kỳ họp này để chúng ta có cái nhìn tổng thể về việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng cũng như Chính phủ.
"Nhìn chung, các câu hỏi đã đi vào trọng tâm nhưng chúng tôi mong chờ nhiều hơn ở những câu hỏi mang tính tổng kết lại xuyên suốt trong cả 5 năm qua, để thấy các bộ, ngành, Chính phủ đã làm được những gì và những gì chưa làm được" - đại biểu Lan đánh giá.
Chất vấn là bài kiểm tra đối với các tư lệnh ngành
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), phiên chất vấn và trả lời chất vấn giống như một “bài kiểm tra” những vấn đề đại biểu Quốc hội đã nêu và các thành viên Chính phủ đã trả lời và xử lý.
Đây là nội dung rất quan trọng, cho thấy các vấn đề được đưa ra đã và đang được giải quyết, không chỉ trả lời chất vấn qua loa, đại khái rồi không thực hiện.
Câu trả lời tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10 cũng giúp đánh giá năng lực, tầm nhìn, cách làm, tinh thần trách nhiệm, tâm và tầm của các vị bộ trưởng, người đứng đầu các ngành của Chính phủ.
"Tại phiên chất vấn lần này, tôi quan tâm đến tính rõ ràng, minh bạch của việc tiếp thu, giải trình và đề ra giải pháp xử lý mà các thành viên Chính phủ đã trả lời những câu hỏi chất vấn tại những kỳ họp trước" - đại biểu Hòa cho biết.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đánh giá, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 thể hiện trách nhiệm của những “tư lệnh ngành”, cũng là lần đánh giá người đứng đầu các ngành đã thực hiện các kiến nghị của cử tri tới đâu, phát sinh những vấn đề gì mới và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ về vấn đề đó ra sao trong thời gian tới.
Đại biểu tin tưởng nội dung phiên chất vấn sẽ sôi nổi, có nhiều lĩnh vực được đi sâu, phân tích kỹ chứ không chỉ tập trung vào một nhóm vấn đề, như những kỳ họp trước.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá, các đại biểu đã hỏi rất nhiều các câu hỏi bao quát được đời sống kinh tế xã hội của đất nước, những câu hỏi của đại biểu ngắn gọn, các câu trả lời của các trưởng ngành cũng rõ ràng, đúng vấn đề.
Đại biểu cũng đánh giá cao sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội đã tạo điều kiện cho bên chất vấn và trả lời chất vấn đề có thể truy đến cùng tất cả những vấn đề đặt ra, có như vậy mới có thể thỏa mãn được yêu cầu của cử tri cũng như công tác giám sát của Quốc hội.
"Về cơ bản các trưởng ngành đã trả lời chất vấn đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, tuy vậy cũng có một vài các nội dung có thể trả lời chưa thỏa mãn lắm ví dụ như công tác xây dựng pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính... " - đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, đánh giá./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Xây dựng bản đồ cảnh báo khu vực lũ quét, sạt lở đất
18:55' - 06/11/2020
Nguyên nhân, giải pháp ứng phó với thiên tai… là những nội dung được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giải trình cụ thể tại phiên chất vấn chiều 6/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Ban hành Bộ quy tắc tham gia mạng xã hội trong năm 2020
18:43' - 06/11/2020
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin năm nay (2020) sẽ ban hành Bộ quy tắc tham gia mạng xã hội để mọi người hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng
18:05' - 06/11/2020
Chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến các lĩnh vực Bộ quản lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng
09:24'
Trong tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 3 (từ 30/5- 3/6), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dự toán ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
07:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 653/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
06:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
21:47' - 28/05/2022
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc
21:34' - 28/05/2022
Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên sẽ có sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ phát triển kinh tế
19:30' - 28/05/2022
Hưng Yên sở hữu tiềm năng phát triển với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nhiều làng nghề nổi tiếng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra các công trình hạ tầng giao thông, du lịch ở Hòa Bình và Sơn La
18:05' - 28/05/2022
Ngày 27, 28/5, trong chương trình công tác tại Sơn La, dự Festival Trái cây và sản phẩm OCOP..., Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát các công trình hạ tầng chiến lược ở Hòa Bình và Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẵn sàng cho Diễn đàn phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022
16:13' - 28/05/2022
Từ 4-8/6 sẽ diễn ra Diễn đàn phát triển đường bay châu Á-Routes Asia 2022 tại thành phố Đà Nẵng thu hút khoảng 450 đại biểu đến từ hơn 200 đơn vị, tổ chức quốc tế về hàng không ở khắp các khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh làm rõ nhiều nội dung của dự án đường Vành đai 3
12:01' - 28/05/2022
Vành đai 3 TPHCM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương tuyến đi qua.