Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng
Chiều 6/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến các lĩnh vực Bộ quản lý.
Hơn 63.000 tấn rác thải ra mỗi ngày
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) về giải pháp thay thế chôn lấp rác thải, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ những bức xúc trong hoạt động xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt ở các thành phố lớn hiện nay.
Theo Bộ trưởng, ngày 3/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thống nhất quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Từ đó đến nay, hiện trạng mỗi ngày trung bình có 35.000 tấn chất thải rắn đô thị và 28.400 tấn chất thải ở nông thôn; có 381 lò đốt, 37 lò sản xuất phân compost và gần 1.000 bãi chôn lấp.
Mặc dù thời gian qua, mức thu gom rác tăng, đạt 92% ở đô thị và 66% ở nông thôn, song Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận thực trạng chôn lấp rác tiếp tục gây ô nhiễm tài nguyên nguồn nước và lãng phí tài nguyên rác thải.
Bộ trưởng cho biết các giải pháp được nêu ra là khuyến khích người dân phân loại rác, tái chế, tái sử dụng rác.
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã quy định ngay từ khi xây dựng hạ tầng, các dự án phải tính đến các bãi rác, điểm trung chuyển rác.
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, huy động nhiều doanh nghiệp tham gia tái chế rác nhựa; xác định trách nhiệm của người gây ô nhiễm và có quy định trong luật; xác định người dân tham gia vào phân loại; Nhà nước hỗ trợ một phần vào công tác thu gom, xử lý rác thải bên cạnh đóng góp của người dân; xác định các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công nghệ cũng như xác định việc xử lý rác là dịch vụ sẽ tiến hành rộng rãi.
Công khai dữ liệu định giá đất để giảm tranh chấp, khiếu kiện
Vấn đề khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.
Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết việc thực hiện giải quyết dứt điểm, kịp thời các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài liên quan đến đất đai.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sau khi có Luật Đất đai năm 2013, đã không còn nhiều các vụ kiện cáo đông người phức tạp như trước.
Các vụ kiện cáo dai dẳng chủ yếu là từ trước năm 2013, liên quan đến trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư.
“Chúng tôi khẳng định Luật 2013 vẫn còn nhiều tồn tại, nhưng đến nay đã giảm 30-40%, các vụ tranh chấp chủ yếu là trước 2013”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đồng thời cho hay các vụ việc hiện nay tập trung liên quan đến tranh chấp đất đai, nông, lâm trường do cơ sở dữ liệu, tài liệu lỏng lẻo, các công ty nông lâm ngư trường chưa được giám sát chặt chẽ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cùng với Chính phủ từng bước giải quyết thông qua xác lập lại cơ sở dữ liệu, xem xét thay đổi cơ cấu tổ chức các nông, lâm, ngư trường.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định nếu có cơ sở dữ liệu định giá đất đai được công khai thì sẽ giảm thiểu tranh chấp, kiện cáo phức tạp.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) về quan điểm của Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ xây dựng thủy điện nhỏ và giải pháp hạn chế hậu quả thiên tai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, hiện nay chúng ta không tận dụng được thủy điện một cách thân thiện môi trường như nhiều quốc gia văn minh khác.
Bộ trưởng cho rằng thủy điện không phải là nguyên nhân gây mất rừng, lũ lụt mà là do cách con người ứng xử với rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, thói quen tiêu thụ đồ gỗ tự nhiên, khi "trong nhà dùng toàn đồ gỗ, sử dụng sản phẩm từ các động vật hoang dã”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cá nhân ông coi rừng và việc bảo vệ rừng là rất quan trọng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thời gian tới, Bộ sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng, kể cả những nơi không còn rừng nhưng có ý nghĩa trong phòng hộ thì phải phục hồi rừng nguyên sinh theo đúng nghĩa của nó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều vấn đề mang hơi thở cuộc sống được chuyển tới nghị trường Quốc hội
16:31' - 06/11/2020
Ngày 6/11, phiên chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV thực hiện theo hình thức đổi mới đã thu hút được sự đánh giá cao của các đại biểu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri đánh giá phiên chất vấn cởi mở, thẳng thắn và dân chủ
16:14' - 06/11/2020
Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 6/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội chất vấn về kinh phí cho chương trình giáo dục phổ thông mới
14:48' - 06/11/2020
Ngày 6/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chấn vấn tại hội trường. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đầu tư kinh phí đổi mới sách giáo khoa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: 100% kiến nghị của cử tri được giải quyết, phản hồi
15:29'
Sáng 23/5, Quốc hội nghe Trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% là thách thức rất lớn
12:44'
Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
6 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội
11:58'
Sáng 23/5, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
11:28'
Sáng 23/5, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững
11:27'
Việc dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Cộng đồng nghề cá cam kết chống khai thác bất hợp pháp
11:16'
Nghề cá Việt Nam đã trải qua hơn 4 năm thực hiện các tiêu chí của Ủy ban châu Âu chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang bố trí hơn 1.300 tỷ đồng GPMB cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
09:27'
Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh An Giang vừa thông qua Nghị quyết trong đó thống nhất bố trí 1.380 tỷ đồng cho dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV
09:26'
Đúng 9h ngày 23/5/2022, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam coi trọng hợp tác với WEF
08:15'
Chủ tịch WEF đồng tình với các định hướng và quan điểm phát triển của Việt Nam, bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam - WEF, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số...