Bên lề Quốc hội: Chồng chéo vai trò quản lý khiến cổ phần hóa doanh nghiệp chậm tiến độ
Bên lề Quốc hội ngày 28/5, phân tích về nguyên nhân thực trạng chậm tiến độ, bất cập trong thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh nguyên nhân về sự thiếu minh bạch giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp nhà nước khiến phát sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", dễ xảy ra xung đột về lợi ích.
Về những tồn tại trong thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng tiến độ cổ phần hóa còn chậm, thậm chí còn một số chỉ tiêu như số lượng cổ phần không đạt theo yêu cầu đặt ra.
Một số tập đoàn, tổng công ty chỉ thoái vốn được vài phần trăm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực về an sinh xã hội gặp khó khăn trong thoái vốn.
"Chúng ta muốn thoái vốn, cổ phần hóa tại doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa, thay đổi lại hình thức quản trị, năng lực quản trị. Nhưng việc cổ phần hóa khó khăn thì sẽ không đạt được mục tiêu trên.Bởi khi doanh nghiệp nhà nước cổ phần không quá được 50% vốn thì Hội đồng quản trị, ban giám đốc, lãnh đạo vẫn là những người cũ, vẫn năng lực, con người như vậy thì chất lượng quản trị không được nâng cao" - đại biểu Đỗ Văn Sinh phân tích.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra cổ phần hóa cũng có những tồn tại lớn, kể cả thanh kiểm tra nội bộ doanh nghiệp.Nguyên nhân chính là sự chồng chéo giữa vai trò chủ quản và vai trò thanh tra, kiểm tra. Bộ ngành vừa là đại diện chủ sở hữu, vừa lại có chức năng thanh tra, kiểm tra thì dễ phát sinh vấn đề không minh bạch.
Đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, khiếm khuyết của các doanh nghiệp.
Thời gian qua, những vi phạm trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp phát hiện chủ yếu qua các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác hoặc các cơ quan báo chí, chứ không phải do thanh tra của bộ, ngành phát hiện.
"Bộ vừa làm chủ sở hữu, vừa là công tác kiểm tra giám sát thì sẽ rất khó minh bạch" - đại biểu Đỗ Văn Sinh đưa ý kiến.Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng trước thực trạng trên Chính phủ đã rất quyết liệt tìm giải pháp, Thủ tướng đã yêu cầu trước khi cổ phần hóa thì phải công khai minh bạch thông tin.
Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu về thực trạng thiếu minh bạch trong vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, hay nói cách khác là "vừa đá bóng, vừa thổi còi", đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng vì bộ, ngành vừa một lúc làm hai chức năng thì rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích.Như vậy khi ban hành chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ không khó tránh khỏi việc bảo vệ lợi ích doanh nghiệp nhà nước mà bộ mình quản lý. Chính nguyên nhân này cũng dẫn tới hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua.
Từ đó, đại biểu cho rằng tách biệt giữa vai trò chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là cần thiết. Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Đây là giải pháp rất kịp thời, nhưng đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn để Ủy ban hoạt động hiệu quả.
Cũng kiến nghị về tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Phùng Văn Hùng cho rằng, cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thu hút nhiều nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Theo đại biểu, năm 2018, Chính phủ chủ trương cổ phần hóa 85 doanh nghiệp, nhưng hết quý I chỉ cổ phần hóa được 3 doanh nghiệp. Như vậy là chậm tiến độ, cần đẩy nhanh, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, trong quá trình cổ phần hóa thì vấn đề định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước còn bất cập, đã xảy ra việc định giá thấp hơn nhiều giá trị thực của doanh nghiệp, dẫn đến thất thoát nguồn lực nhà nước./.
Xem thêm:>>>Phiên thảo luận về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra sôi nổi và xây dựng
>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Phân định rõ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội thảo luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
07:44' - 28/05/2018
Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tranh luận sôi nổi tại nghị trường
20:18' - 26/05/2018
Trong ngày 26/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu kiến nghị về "độ trễ" giữa luật và nghị định
19:42' - 26/05/2018
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực bắt nguồn từ "độ trễ" trong ban hành các nghị định kèm theo luật như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khảo sát sạt lở ở quận Ô Môn, Cần Thơ
17:45' - 26/05/2018
Chiều 26/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đến khảo sát điểm sạt lở tại khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính, ngân sách
15:06' - 26/05/2018
Vấn đề tái cơ cấu ngân sách nhà nước; chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính... là những nội dung Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo, giải đáp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sáng 26/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.