Bên lề Quốc hội: Chủ động trước ảnh hưởng cuộc chiến thương mại toàn cầu
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo nhiều "liên lụy" tới các nền kinh tế trên toàn cầu; trong đó, có Việt Nam. Đã xuất hiện những quan ngại khi tăng trưởng xuất khẩu giảm dần qua các tháng. Đầu tư nước ngoài cũng giảm và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là thủy sản cũng gặp một số trở ngại mới ở các thị trường lớn.
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội bình luận và đánh giá về những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời gợi mở một số giải pháp định hướng giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng với tình hình này.Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Đoàn Thái Bình): Những biện pháp bảo hộ, trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam theo những chiều hướng rất khác nhau, đặc biệt trong lâu dài.
Theo ông Lộc, hàng hóa Trung Quốc khó vào thị trường Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác. Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập siêu lớn hơn từ Trung Quốc, kéo theo cạnh tranh trên thị trường nội địa có thể sẽ phức tạp hơn. Thêm vào đó, một phần hàng hóa lẽ ra buộc phải tiêu dùng trong nội địa Trung Quốc sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam, trong khi, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể sẽ khó khăn hơn. Việc Mỹ gia tăng biện pháp thuế chống bán phá giá với cá tra, cá basa, thực thi các biện pháp kiểm soát chất lượng, quy trình sản xuất thủy sản nhập khẩu; EU áp dụng "thẻ vàng" IUU, kiểm tra với tần suất 100% các lô hàng đối với thủy sản Việt Nam... sẽ là áp lực lớn đối với ngành hàng này trong thời gian tới. Với mặt hàng nhôm, thép cũng sẽ có những biến động. Do đó, với các doanh nghiệp Việt Nam, việc có thể làm và cũng cần thiết phải làm là nên tập trung vào hai hướng. Một là quan sát chặt chẽ động thái từ các thị trường, từ các quyết định cấp vĩ mô của các Chính phủ, các diễn biến ở thị trường quan trọng như tài chính, thị trường mua bán hàng hóa tương lai đến các quyết định trực tiếp của các đối tác hiện tại và tiềm năng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động tính toán những biện pháp thích hợp để tận dụng cơ hội hoặc tránh bị thiệt hại ở mức có thể. Hai là doanh nghiệp tận dụng triệt để những hiệp định thương mại tự do đang hoặc sẽ có hiệu lực. Đây là những con đường ưu tiên, ổn định và rất có hiệu quả cho doanh nghiệp trong tiếp cận các thị trường, ông Lộc nhấn mạnh.Đại biểu Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Đoàn Quảng Trị): Liên quan tới việc chuyển dịch nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc về Việt Nam đã lên tới hàng tỷ đô la Mỹ như nhiều kênh thông tin đại chúng đưa tin thì hiện nay chủ yếu các nguồn này đều đổ về lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Tuy nhiên, lưu ý là trong 7 tỷ USD thu hút đầu tư được trong giai đoạn vừa rồi, có 3,8 tỷ USD là của Tổng công ty Bia- Rượu - Nước giải khát Sài Goàn (Sabeco) do 1 doanh nghiệp Thái Lan góp vốn vào. Vì họ có thành lập 1 doanh nghiệp tại Hồng Kông (Trung Quốc) nên tư cách pháp nhân ấy khiến nguồn FDI từ Trung Quốc tăng vọt lên là vì lý do này. Về mặt bản chất thì tiền đó là khoản tiền từ Thái Lan đổ vào Việt Nam. Theo phân tích của ông Dũng, thực tế, sự chuyển dịch đầu tư là chuyện bình thường, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu đang diễn ra căng thẳng như hiện nay. Đương nhiên, vì lợi ích của mình nên các doanh nghiệp nước ngoài phải tính toán rút vốn và chuyển hướng đầu tư tới những nơi an toàn hơn để tránh tác động và thiệt hại cũng là điều dễ hiểu. Đó cũng có thể là cơ hội tốt cho Việt Nam nhưng không thể thiếu sự thận trọng nhất định. Ông Dũng cho biết thêm, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang trình Chính phủ đề án định hướng thu hút vốn đầu tư sau 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, thời gian tới sẽ tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hướng có chọn lọc hơn vào các dự án về công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, chi phí ít nguyên liệu đầu vào... để đưa ra 1 thông điệp với quốc tế rằng, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc./.>>> Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra thách thức của kinh tế Việt Nam hiện nay
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung mang lại lợi ích cho cả hai bên
15:12' - 06/06/2019
Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ mang lại lợi ích cho cả hai bên, và Mỹ hưởng lợi lớn từ sự hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ "lình xình" do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
09:12' - 04/06/2019
Chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên tăng khoảng 0,1% lên 24.819,78 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xuống 2.744,45 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq lùi 1,6% xuống 7.333,02 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.