Bên lề Quốc hội: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là kênh rất quan trọng để đánh giá, sử dụng cán bộ
Chia sẻ quan điểm bên hành lang kỳ họp sáng 25/10, các đại biểu cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là kênh rất quan trọng để đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ.
Tổng hợp đánh giá năng lực thực thi công vụ
Thực hiện Nghị quyết 96/2023/QH15 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, trong thời gian vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất tích cực triển khai các nội dung theo đúng tinh thần của Nghị quyết, đã ban hành và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. Ban Công tác đại biểu đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến từng đại biểu Quốc hội tất cả các báo cáo kết quả công tác theo quy định của những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, giúp cho các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Đồng thời, làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ.
Đây là công việc hệ trọng đòi hỏi phải được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch và đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm. Cử tri cả nước kỳ vọng và tin tưởng Quốc hội sẽ hoàn thành tốt trọng trách này trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và cử tri cả nước.
Chia sẻ quan điểm về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, là đại biểu Quốc hội, được người dân tin tưởng gửi gắm, tín nhiệm mình để tham gia vào nghị trường của Quốc hội, cần phải có sự công tâm để “quyết định” lá phiếu của mình. Theo ông Phạm Văn Hòa, những người được phiếu tín nhiệm cao sẽ hiểu vì sao và tự thấy mình cần phát huy nhiều hơn trong thời gian tới để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những người có phiếu tín nhiệm thấp cũng biết lý do vì sao để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm đánh giá năng lực, uy tín của những người đảm nhiệm chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong quá trình thực thi nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay. "Chính vì vậy, trước đây không phải đến lúc lấy phiếu tín nhiệm, chúng tôi mới theo dõi và giám sát hoạt động đối với chức danh những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, mà việc này đã được các đại biểu Quốc hội theo dõi và đánh giá hằng năm", bà Nga cho biết.
“Đây cũng là lúc chúng tôi tập hợp lại tất cả những đánh giá của mình về năng lực, trình độ và khả năng thực thi công vụ đối với những người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm”, đại biểu nêu ý kiến.
Thể hiện trách nhiệm quan trọng với từng đại biểu Quốc hội
Thông tin về việc bỏ phiếu tín nhiệm, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, đây là việc làm hết sức hệ trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Trên cơ sở cụ thể hóa Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Nghị quyết số 96/2023/QH15 quy định rất cụ thể và chi tiết hơn về việc những người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm viết báo cáo về kết quả hoạt động của mình từ đầu nhiệm kỳ đến nay; quy định rất chi tiết về các nội dung báo cáo, đặc biệt là về trách nhiệm, sự cam kết, những sản phẩm mà những chức danh đó đã được đảm nhiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tạo ra được những chuyển biến gì, sản phẩm gì đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của vị trí đang đảm nhận. Bên cạnh đó là phẩm chất đạo đức, lối sống, sự nêu gương, tinh thần trách nhiệm. Đây là hai nội dung rất căn bản mà trong đó nội dung báo cáo về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã có quy định cụ thể hơn. Nghị quyết cũng quy định cụ thể không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ mà đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thể là những người có quyết định chờ nghỉ công tác hay nghỉ hưu hoặc là được bầu, phê chuẩn trong năm 2023 thì sẽ không lấy phiếu tín nhiệm lần này Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, điểm quan trọng nhất là Nghị quyết số 96/2023/QH15 quy định rất rõ hệ quả kết quả lấy phiếu của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm với hai nội dung rất căn bản. Đó là, những người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này sẽ tiếp tục khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội là một kênh rất quan trọng để giúp cho các cấp có thẩm quyền đánh giá, nhận xét, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ, nhất là những cán bộ cấp cao giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả bỏ phiếu sẽ tiếp tục là một trong những thành công để giúp cho hoạt động của bộ máy nhà nước có những bước phát triển mới cho những năm còn lại của nhiệm kỳ, cũng là kinh nghiệm cho những khóa tiếp theo. Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, việc các đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát cũng chính là sự gửi gắm và ủy quyền của cử tri cả nước cho đại biểu Quốc hội. Vì vậy, với vai trò và trách nhiệm được đại diện cho cử tri, việc được bỏ lá phiếu nhận xét đối với các chức danh là vấn đề rất hệ trọng đối với từng đại biểu Quốc hội. Thấm nhuần tinh thần đó, các đại biểu Quốc hội - đại diện cho hàng triệu cử tri bầu ra mình và với cử tri cả nước cần phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ lưỡng, khách quan, công tâm và trách nhiệm để thể hiện việc tín nhiệm của mình theo các mức độ.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm
08:33' - 25/10/2023
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm
15:14' - 24/10/2023
Chủ tịch nước chỉ rõ, việc phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Còn nhiều thách thức vượt qua để đạt mục tiêu tăng trưởng
13:30' - 24/10/2023
Kinh tế đang trên đà phục hồi, Chính phủ thống nhất lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất cho năm 2023 là 6%. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.