Bên lề Quốc hội: Lo ngại đội vốn từ khâu giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 và 4
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Vấn đề cấp bách chứ không chỉ là cấp thiết
Trong bối cảnh hgiá cả, xăng dầu tăng cao, việc kết nối hạ tầng sẽ giúp chi phí lưu thông hàng hóa, chi phí vận chuyển sẽ giảm và góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, góp phần kiểm soát giá. Do đó, việc đầu tư đường Vành đai 3, Vành đai 4 trong giai đoạn hiện nay rtrở thành vấn đề cấp bách chứ không chỉ là vấn đề cấp thiết
Đặc biệt, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là cửa ngõ giao lưu quốc tế, điểm đến của khách du lịch và nhiều nhà đầu tư quốc tế nên việc đầu tư đảm bảo hạ tầng giao thông thông suốt cũng là điểm nhấn để quảng bá, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế đến với Việt Nam
Với đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng hơn khi đặt trong khu vực Đông Nam Bộ với dân số khoảng 18 triệu dân nhưng đóng góp tới 40% GDP cả nước và trên 40% tổng thu ngân sách.
Nhìn vào hiệu quả đầu tư, đường Vành đai 3 thúc đẩy kết nối vùng sẽ thúc đẩy vùng này đóng góp nhiều hơn cho cả nước cả về GDP và thu ngân sách, đồng thời phát huy lợi thế tiềm năng trong vùng. Trước đó, giai đoạn 5 năm 2016 - 2022, thu ngân sách của Tp. Hồ Chí Minh hơn 1.810.000 tỷ đồng nhưng chỉ giữ lại 360.000 tỷ đồng và chuyển về ngân sách Trung ương trên 1,4 triệu tỷ đồng.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị): Lo ngại đội vốn từ khâu giải phóng mặt bằng
Vấn đề giải phóng mặt bằng của các dự án đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, Vành đành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh rất đáng quan tâm, bởi diện tích mặt bằng cần giải phóng của 2 dự án này tương đối lớn.
Nhìn lại dự án sân bay Long Thành, khi gặp phải khu vực dân cư đông đúc, việc giải phóng rất khó khăn, kéo dài nhiều năm. Với dự án đường vành đai 3, vành đai 4 lại thuộc 2 thành phố lớn, chỉ khi giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án mới có thể triển khai.
Các địa phương, bộ, ngành cần tập trung, có cơ chế thống nhất để giải quyết vấn đề mặt bằng, nếu cách làm không đổi mới, rất khó để đảm bảo tiến độ.
Tiền bao nhiêu là một chuyện nhưng giải phóng được mặt bằng hay không lại là vấn đề khác. Trong các dự án này, cần xem giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ số 1, nếu chậm trễ trong giải phóng mặt bằng có thể khiến dự án đội vốn lên rất cao.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Không chỉ phân định vốn cho Trung ương
Có thể nói, đường cao tốc là đường quốc gia nhưng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đơn cử như hình thành đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, Vành đành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh không chỉ tác động đến riêng Hà Nội, vùng Thủ đô hay Tp. Hồ Chí Minh mà còn tác động rất mạnh đến các khu vực liền kề. Vậy nên, việc khai tác nguồn lực tại các địa phươn trong việc thực hiện dự án này rất cần thiết, từ đó khai thông nguồn lực tại địa phương.
Thực tế, ngân sách địa phương ngày càng gia tăng trong khi ngân sách Trung ương càng ngày áp lực như thuế gia tăng các địa phương thu vào trong khi hoàn thuế thì chịu ngân sách Nhà nước… Vậy nên, chủ trương đầu tư rất đúng, rất cần thiết, nguồn vốn đầu tư phải đa dạng không nên chỉ nhìn vào 1 nguồn vốn, nói cách khác không nên phân định chỉ có Trung ương mà địa phương phải có trách nhiệm trong việc đầu tư các dự án đường này.
Về tổng mức đầu tư cần tính toán thật chặt chẽ, chính xác, tránh tình trạng dự kiến quá thấp đến khi triển khai lại không đủ vốn sẽ dẫn đến đình trệ. Hoặc dự toán quá cao, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ bị thất thoát./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có chính sách đặc thù về điều hành giá xăng dầu
12:18' - 06/06/2022
Việc bình ổn giá xăng dầu phải thực hiện bằng nhiều giải pháp, cơ bản là tăng nguồn cung. Việc giảm thuế, phí chỉ là biện pháp tức thời thời và điều chỉnh nhanh để giảm chi phí trong giá sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tăng tính tự chủ của doanh nghiệp kinh doanh dầu khí
17:27' - 03/06/2022
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, các đại biểu cho rằng Luật Dầu khí cần thiết được sửa đổi khi cạnh tranh quốc tế ngày càng lớn và để tăng tính tự chủ của doanh nghiệp kinh doanh dầu khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.