Bên lề Quốc hội: Luật Đất đai (sửa đổi) cần có cơ chế mềm để đảm bảo công bằng
Ngày 3/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Cho đến thời điểm hiện nay, Luật Đất đai và các quy định có liên quan đang là một điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy, huy động nguồn lực đất đai cho sự phát triển của đất nước rất quan trọng, đặc biệt ở các nước phát triển trung bình như Việt Nam.
Bên lề Kỳ họp, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) về đánh giá xung quanh việc điều chỉnh giá đất, nguyên tắc bồi thường và đưa ra ý kiến đóng góp để sau khi sửa đổi Luật Đất đai có thể khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Phóng viên: Đại biểu nhận định thế nào xung quanh việc dự thảo luật điều chỉnh giá đất sẽ tháo gỡ những khó khăn bất cập trong thời gian qua? Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Khung giá đất vừa qua đã xảy ra tình trạng khiếu nại khiếu kiện lâu dài ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Chính vì vậy, đưa ra cơ chế cần tuỳ theo từng loại dự án, khu vực cụ thể. Theo tôi, cần phải có hai phương án bởi có những nơi phải tự thoả thuận theo cơ chế thị trường, nhưng có nơi Nhà nước phải thu hồi đất mới đảm bảo công bằng. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tận gốc rễ, nhất là công bằng xã hội nhằm tránh thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất cần áp dụng theo giá thời điểm của địa phương phê duyệt. Ngoài ra, những vùng doanh nghiệp phát triển, mở rộng đô thị hoặc phát triển kinh doanh nên mở ra cơ chế tự thoả thuận. Xuất phát từ những lý do đó cần có 2 cơ chế để đảm bảo công bằng và linh hoạt. Phóng viên: Thưa đại biểu, vấn đề thu hồi đất đặt ra trong Luật liệu có đảm bảo tính minh bạch và đạt được thoả thuận không? Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Việc thu hồi đất đang đặt ra nhiều ý kiến vì có nơi Nhà nước thu hồi đất đi kèm thoả thuận chuyển nhượng; có những trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các công trình, phát triển lợi ích quốc gia và người dân. Tuy nhiên theo tôi, nên để thị trường tự điều tiết với nhau ở các nơi tự thoả thuận để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Cùng đó, không nên nêu những quy định khung, quy định cứng. Bởi, nếu quy định chung sẽ rất vướng, rất khó vì đặc thù của từng dự án, công trình và địa phương, nhu cầu, thời điểm. Do đó, cần linh hoạt để có những nơi Nhà nước thu hồi nhưng có những trường hợp nên để thị trường định đoạt, doanh nghiệp và người dân tự thoả thuận. Ngoài ra, có những nơi chính quyền phải thương lượng với người dân để thu hồi đất một cách công bằng và phù hợp với xu thế. Phóng viên: Đại biểu đánh giá thế nào về nguyên tắc bồi thường mà Nhà nước đặt ra trong việc thu hồi đất? Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Cơ bản tôi đồng tình với nguyên tắc này của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bởi dự thảo đã thấy được những lỗ hổng, kẽ hở, nhất là những tồn tại, hạn chế của vấn đề này trong thời gian qua và đã có những quy định tháo gỡ. Tuy nhiên, vấn đề này liên quan đến giá, quy hoạch, các công trình, các dự án, do đó, dự thảo Luật phải thiết kế theo từng vùng, từng công trình, từng tính chất để thu hồi đất. Còn có những vấn đề khác phải để thị trường điều chỉnh và để cho các bên thỏa thuận. Tóm lại, phải có một cơ chế vận hành thật tốt tránh khiếu nại, khiếu kiện như trước đây. Ngoài ra, cơ chế thu hồi đất cũng phải mềm, nghĩa là những dự án đã nằm trong quy hoạch phát triển vì lợi ích quốc gia, dân tộc nên để Nhà nước thu hồi đất. Vì nếu để doanh nghiệp đứng ra thỏa thuận nhận chuyển nhượng sẽ rất khó, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thế nhưng, cũng có những vùng chưa cần thiết đến mức Nhà nước phải đứng ra thu hồi nên để doanh nghiệp nhận chuyển nhượng tự thỏa thuận. Phóng viên: Có tới hơn 10% ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tập trung vào bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vậy theo đại biểu dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến của nhân dân và xử lý được các bất cập về vấn đề này ra sao? Đại biểu Hà Sỹ Đồng: Qua theo dõi, tôi thấy rằng Ban soạn thảo đã cân nhắc, nghiên cứu tiếp thu thể chế trong dự thảo Luật. Đặc biệt, những vấn đề còn ý kiến thì cũng đã nghiên cứu, đề xuất đưa ra từ 1-3 phương án để làm sao lựa chọn phương án tối ưu nhất. Dù vậy, cũng có những nội dung không thể đưa vào dự thảo Luật nên giao cho lại Chính phủ hoặc tiếp thu, giải trình hợp lý. Luật Đất đai là bộ luật quan trọng liên quan đến hàng trăm luật khác nên không thể cầu toàn và hoàn hảo. Vì thế, cần xem xét hợp tình, hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước giai đoạn hiện nay để làm sao Luật có tính khả thi và được Quốc hội bấm nút thông qua và sớm ban hành. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đất đai (sửa đổi) nên quy định tiêu chí căn bản, không quy định cứng
11:47' - 03/11/2023
Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định những tiêu chí mang tính nguyên tắc căn bản, có tính khả thi và không nên quy định cứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đòi hỏi kỹ lưỡng, thận trọng
10:23' - 03/11/2023
Một số ý kiến đề nghị quy định rõ dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ là một trong các trường hợp thu hồi đất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...