Bên lề Quốc hội: Nên hay không nên bỏ "độc quyền" với vàng SJC
Xung quanh nghịch lý giá vàng trong nước cao hơn thế giới thời gian qua và câu chuyện có hay không nên bỏ "độc quyền" vàng SJC thời gian tới, sáng 15/6, bên lề kỳ họp, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội về nội dung này.
Phóng viên:So với giá vàng thế giới, giá vàng SJC đang chênh khoảng 15 triệu đồng/lượng, đối với các thương hiệu khác khoảng 12 triệu đồng/lượng. Đại biểu nhận định thế nào về khoảng chênh lệch này và liệu ở đây có sự bất thường nào?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Hiện, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá cao. Điều này cho thấy, thị trường vàng trong nước không tương đồng với thị trường thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Tất nhiên, tất cả rồi cũng sẽ hòa chung với thế giới. Song thực tế, vàng không phải là yếu tố phát triển, chỉ là phương tiện cất trữ. Người dân mua nhiều vàng cũng chỉ "chôn" tiền, bởi tiền không đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ không tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đồng tiền khá ổn định hiện nay, người dân gửi ngân hàng cũng sẽ có lợi nhuận, tích trữ vàng cũng chưa chắc có lợi nhuận, trừ những thời điểm biến động như thời gian qua. Phóng viên: Trên thị trường hiện chỉ có SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia do Ngân hàng Nhà nước chỉ định độc quyền sản xuất. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu vàng khác cũng đang “nổi lên” khá mạnh. Theo đại biểu, đã đến lúc cần phá vỡ thế "độc quyền" của vàng SJC hay chưa?Đại biểu Hoàng Văn Cường: Việc SJC là đơn vị duy nhất được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn sản xuất vàng miếng sẽ tạo ra thế độc quyền cho một thương hiệu. Bởi, Ngân hàng Nhà nước quản lý "độc quyền" nhưng phải có sự cạnh tranh để tránh việc dùng những mệnh lệnh hành chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của một sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, tránh việc tạo ra một thương hiệu, một sản phẩm vượt trội hơn những sản phẩm, thương hiệu khác. Chúng ta cần tính đến việc tạo ra cạnh tranh đối với mặt hàng vàng dù vẫn quản lý. Như vậy, mặt hàng này sẽ có nhiều yếu tố phát triển lành mạnh hơn. Phóng viên: Thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản đang có nhiều biến động, vậy vàng có phải kênh trú ẩn an toàn hay không, thưa đại biểu?Đại biểu Hoàng Văn Cường: Vàng là phương tiện tích trữ, nếu có vàng để đấy thì không bao giờ mất, nhưng bỏ tiền để đầu tư, kiếm lời trên vàng thì rủi ro rất lớn. Nhất là với nhà đầu tư không đủ khả năng đánh giá, thẩm định và có những phản ứng kịp thời vì diễn biến giá vàng rất nhanh. Trong khi Nhà nước quản lý "độc quyền" nhưng thực tế Nhà nước không đứng ra can thiệp trực tiếp vào giá vàng. Do đó, chúng ta không thể biết được sự lên, xuống của giá vàng ra sao. Tôi cho rằng, đầu tư vàng là bài toán khá nhạy cảm. Những người đầu tư vàng trong thời điểm hiện nay phải là những người tính toán hết sức chuyên nghiệp. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng trong nước sáng 15/6 biến động trái chiều
09:14' - 15/06/2022
Sáng 15/6, giá vàng trong nước tại các công ty vàng bạc đá quý biến động trái chiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Lo lắng lương tăng, giá cả cũng tăng theo
14:10' - 14/06/2022
Việc tăng lương cần được triển khai kịp thời để hỗ trợ người lao động yên tâm làm việc sau đại dịch COVID-19, song cũng có những lo lắng mức lương tăng thì giá cả cũng tăng theo...
-
Thời sự
Quốc hội khoá XV: Tốc độ điều chỉnh giá vàng tăng nhanh nhưng giảm chậm
18:09' - 08/06/2022
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ở Việt Nam, giá vàng có cùng xu hướng với thế giới, tuy nhiên tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, tốc độ điều chỉnh xuống thì chậm hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03'
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19'
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
13:52'
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất chuyển tiếp cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
13:41'
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi viên và khánh thành cầu Thiên Trường
13:41'
Sáng 19/5, UBND tỉnh Nam Định khởi công xây dựng dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định) và khánh thành cầu Thiên Trường vượt sông Đào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mang tầm cỡ khu vực và thế giới
13:14'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành Trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ của khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09'
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử
12:21'
Sáng 19/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó các đại biểu đề nghị làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử.