Bên lề Quốc hội: Nhiều nội dung cần Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn tại Hội trường, sáng 15/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư.
Bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng đã nêu được nhiều vấn đề, nhưng cần làm rõ hơn nữa trách nhiệm của Bộ trong việc xử lý tình trạng đầu tư dàn trải, giải ngân vốn đầu tư công chậm; giải pháp khắc phục những vướng mắc trong thực hiện Luật Đầu tư công.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng nay chưa làm hài lòng hầu hết các đại biểu, nên có nhiều ý kiến phản biện lại.Theo đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được coi là tham mưu trưởng, giúp Thủ tướng và Chính phủ cân đối nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, trong các báo cáo của Bộ, chủ yếu chỉ nói về cân đối vốn, đó chỉ là một nội dung chứ không phải tất cả. Điều quan trọng nhất là Bộ cần cân đối, tham mưu các giải pháp, nhưng ít thấy đưa ra tại phiên chất vấn - đại biểu nhận xét.
“Vốn của chúng ta có ít, chỉ đáp ứng được số lượng phần trăm rất nhỏ trong tổng đầu tư. Nếu chúng ta có giải pháp tốt, vẫn có thể chủ động huy động được đầy đủ và mạnh mẽ các nguồn lực. Các nguồn lực đó không chỉ nằm trong ngân sách mà còn nằm rải rác trong dân và các nơi trên thế giới. Vì vậy, cần có sự hợp tác mới tăng được nguồn lực”, đại biểu nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) đánh giá, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chưa trả lời sát vào những vấn đề đại biểu quan tâm.Theo đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ vì sao khu vực hai (gồm công nghiệp và xây dựng) lại tăng trưởng chậm trong khi xây dựng là huy động nguồn vốn xã hội, cùng vốn ngân sách để làm những công trình xây dựng cơ bản, tạo đột phá.
Bộ trưởng và Chính phủ cần nhìn nhận, công tác xây dựng cơ bản mà chậm, không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Đánh giá về chất lượng phiên chất vấn, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, phần đặt câu hỏi của các đại biểu đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất cụ thể, ngắn gọn, nội dung phù hợp với gợi ý chất vấn Quốc hội đề ra.Tuy nhiên, vẫn có đại biểu hỏi không đúng trọng tâm, nội dung chưa rõ ràng cũng là một trong những nguyên nhân khiến phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bị phân tán, làm các đại biểu chưa hài lòng, dẫn đến việc tranh luận rất nhiều trong phiên chất vấn.
“Sử dụng vốn đầu tư công của chúng ta đang rất kém so với các nước trong khu vực, trong khi nợ đầu tư xây dựng cơ bản lại khá lớn. Bộ trưởng đã trả lời về vấn đề này, nhưng theo tôi là chưa rõ. Tôi rất quan tâm số nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết năm 2016, Chính phủ đã xử lý được đến đâu, còn bao nhiêu nữa và số nợ đọng mới phát sinh như thế nào”, đại biểu nhấn mạnh. Thông cảm với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội nên áp lực với Bộ trưởng là rất lớn.Đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét, so với các phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là người gặp nhiều câu hỏi nhất, trong đó có những câu hỏi động chạm đến cả đường lối, chủ trương.
“Ngành Kế hoạch và Đầu tư khá rộng, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, trong đó tập trung không ít những sự việc gây bức xúc cho dư luận, đặc biệt là đầu tư công. Bộ trưởng phải chịu rất nhiều áp lực từ thực tiễn nhưng đã rất cố gắng đáp ứng các câu hỏi của đại biểu một cách đa dạng”, đại biểu Dương Trung Quốc nói./.
>>> Thủ tướng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đổi tên nhưng phải đổi cách làm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi về bài báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sai phạm trong phân bổ vốn
21:08' - 30/05/2017
Chiều 30/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu đã gặp một số cơ quan báo chí, truyền thông để cung cấp thông tin, phản hồi bài báo “Bộ Kế hoạch và Đầu tư sai phạm trong phân bổ vốn”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Cần quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và hiệu quả đầu tư công
15:22' - 25/05/2017
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ nhiều ý kiến liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu cũng như xử lý vấn đề nợ công.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khoá XIV: Cần kiểm soát đầu tư công để phát huy tối đa hiệu quả
18:53' - 24/05/2017
Kiểm soát nợ công là vấn đề rất cấp bách; dành nguồn lực cho các đầu tư khác để tăng trưởng; tập trung tối đa việc giải ngân theo đúng kế hoạch đề ra…
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
20:04' - 25/04/2017
Giải ngân chậm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KH&ĐT xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đổi tên nhưng phải đổi cách làm
15:44' - 11/01/2017
Ngày 11/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đổi tên nhưng phải đổi cách làm, đổi mới tư duy vì Bộ là "kiến trúc sư trưởng" của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ: Kiểm điểm trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
19:27' - 23/12/2016
6 tháng đầu năm 2016, vốn ngân sách nhà nước mới giải ngân đạt 29,6% kế hoạch, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 21,8% kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.