Bền lề Quốc hội: Tách bạch ảnh hưởng từ dịch bệnh với hiệu quả thực chất của doanh nghiệp
Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về dự tính kết quả hoạt động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2020 thì lợi nhuận của khối doanh nghiệp lớn này sẽ sụt giảm mạnh, khoảng 46% so với cùng kỳ năm trước. Bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Vũ Hồng Thanh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế với vai trò là một trong ba trụ cột chính. Tuy nhiên, năm nay dự kiến lợi nhuận của khối doanh nghiệp lớn này sẽ giảm mạnh và chủ yếu chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Đại biểu đánh giá như thế nào về kết quả này? Đại biểu Vũ Hồng Thanh: Báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ cũng đã thẳng thắn nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báo của đại dịch COVID-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm (2016 – 2020) không đạt mục tiêu đề ra. Trong số đó, nhiều ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước dự kiến giảm khoảng 46% so với cùng kỳ năm trước; trong đó dịch COVID-19 được đánh giá là một yếu tố ảnh hưởng lớn. Theo đánh giá của cả các chuyên gia kinh tế, không chỉ riêng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mà ngay cả khối kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… đều bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 nhưng phải tách bạch giữa sự ảnh hưởng của dịch bệnh với hiệu quả hoạt động thực chất trong việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Chỗ này cần quan tâm bởi không thể đổ đồng tất cả là do dịch bệnh mà hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của khối doanh nghiệp nhà nước sụt giảm như báo cáo của Chính phủ. Ngay khi Quốc hội thực hiện chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, cổ phần hóa, thoái vốn… thì cũng đặt ra một số yêu cầu. Bởi mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ thực hiện cổ phần hóa nhưng cả về chất lượng lẫn số lượng đều chưa đạt mục tiêu đề ra. Năm 2020, yếu tố dịch bệnh là khách quan gây ảnh hưởng nhưng hiện cũng vẫn còn 28 doanh nghiệp, bao gồm tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần thoái vốn với số vốn rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta phải tách bạch sự ảnh hưởng của đại dịch với hiệu quả thực chất trong việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Có những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng số vốn đưa ra cũng rất thấp. Phóng viên: Vậy theo đại biểu, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng chưa thực sự như kỳ vọng và “nút thắt” nằm ở đâu? Đại biểu Vũ Hồng Thanh: Theo ghi nhận, hiện nhiều doanh nghiệp không hào hứng tham gia cổ phần hóa. Điều này xuất phát từ thực tế quyền chi phối trong quản trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa chuyển về “chất”. Yếu tố nhà nước vẫn chi phối lớn trong hoạt động. Nói như vậy nhưng cũng không đánh đồng các doanh nghiệp nhà nước đều giống nhau. Bởi thực tế, cũng có những doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sau cổ phần hóa nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được mong muốn như kỳ vọng. Một số ngành, lĩnh vực khi cơ cấu lại theo các nhiệm vụ trọng tâm đã có chuyển biến tích cực, năng suất lao động được cải thiện, nguồn lực xã hội được khai thông, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, kết quả tổng thể chưa thật đồng bộ, có mặt còn chậm, chưa tạo ra chuyển biến rõ nét về hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Cụ thể, việc thực hiện cơ cấu lại 3 trọng tâm đã được đẩy mạnh và thực chất hơn, tạo một số chuyển biến tích cực về hiệu quả phân bổ, sử dụng đầu tư công và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn chậm so với yêu cầu đề ra, làm ảnh hưởng tới nguồn lực triển khai cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực khác, cũng như việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển cho giai đoạn tới. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao; doanh nghiệp sau cổ phần hóa chậm nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phóng viên: Theo đại biểu, nhóm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần được sự hỗ trợ gì để tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế từ nay đến cuối năm? Đại biểu Vũ Hồng Thanh: Cần phải hiểu đầy đủ về vai trò, đóng góp của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước vẫn thực hiện chức năng dẫn dắt chủ đạo. Kinh tế nhà nước có nhiều yếu tố, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước. Nếu doanh nghiệp nhà nước làm tốt chức năng, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả thì kinh tế nhà nước sẽ tốt hơn. Trong bối cảnh này, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nhiệp nhà nước cũng cần sự hỗ trợ, để phục hồi. Chính phủ cần cân nhắc đúng đối tượng, đúng mục đích, liều lượng, đặc biệt đối với doanh nghiệp khó khăn như không có dòng tiền, doanh thu và trên bờ phá sản... Ngay cả đối với những doanh nghiệp này cũng phải sàng lọc, cung cấp các gói hỗ trợ tài chính, tín dụng để giúp họ vượt qua khó khăn, từ đó vực dậy để đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trợ lực cho doanh nghiệp chính là tăng sứ mạnh nội tại và khả năng chống chịu, thích ứng với những biến động mạnh từ bên ngoài, điều mà hiện nay các doanh nghiệp còn đang rất hạn chế. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XIV: Lòng tin và kỳ vọng sớm phục hồi
11:40' - 22/10/2020
Bên lề kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm"
08:20' - 22/10/2020
Theo chương trình, sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Các chính sách hỗ trợ cần thiết thực và công bằng
11:52' - 21/10/2020
Các đại biểu Quốc hội ghi nhận hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đối với doanh nghiệp và người dân để vượt qua khó khăn, nhất là tại thời điểm phải đối mặt với ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.