Bên lề Quốc hội: Thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó
Chia sẻ quan điểm bên lề Quốc hội sáng 1/11 về ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất điều chỉnh giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng và nghỉ trưa 1 tiếng, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, đây là ý kiến cần tham khảo, song thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó.
Để quyết định thay đổi giờ làm, cần xử lý nhiều vấn đề liên quan, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ, tránh ùn tắc giao thông, còn bố trí giờ cùng trễ hoặc cùng sớm sẽ không giải quyết được tình trạng này. Bố trí giờ làm phải thận trọng, đảm bảo nhu cầu của người lao động nhưng phải hài hòa trong việc xử lý ùn tắc giao thông.
"Giờ làm hành chính phải phù hợp với nhiều cơ quan. Hiện giờ giấc làm việc theo quy chế chung. Ví dụ phía Bắc giờ làm việc bắc đầu từ 8 giờ nhưng phía Nam bắt đầu từ 7 giờ hoặc 7 giờ 30 do đặc điểm tình hình. Thống nhất chung cả nước thì rất khó mà nên quy định vùng miền, thành phố lớn, có tính đặc thù", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay. Theo ông, giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Tăng, giảm giờ làm đều phải tuân thủ theo Bộ luật Lao động. Hiện nay, nhiều cán bộ, công chức làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày, trưa không nghỉ, tối về muộn. “Mục đích là chúng ta làm hết việc chứ không phải hết giờ làm", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. Về đề xuất cán bộ, công chức, người lao động chỉ nên nghỉ trưa 1 tiếng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian qua, nhiều cơ quan đang thực hiện không nghỉ trưa. "Anh em cũng tranh thủ giờ làm trưa, ở cơ quan cũng đâu có chỗ nghỉ, ăn cơm xong làm việc ngay, để về sớm đón con cái đi học về. Đó là nhu cầu, sắp xếp hợp lý", theo Bộ trưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc này cần lắng nghe ý kiến của người lao động để tổng hợp, bố trí hợp lý, không bị ách tắc, người làm trước, người làm sau, người nghỉ trước, người nghỉ muộn. Nếu sắp xếp trùng giờ sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông. Bộ Nội vụ cũng chưa có khảo sát, đánh giá nào về việc thay đổi giờ làm. Còn theo quan điểm của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường, tùy theo thời tiết, khí hậu, mùa của từng vùng để quyết định giờ làm việc. Với khu vực miền Trung, thời tiết nóng khắc nghiệt hơn, giờ làm việc có thể sớm hơn, cũng có khi muộn hơn. Vấn đề này, nếu Quốc hội, Chính phủ có quy định thì nên phân cấp để các địa phương quyết định giờ, không nhất thiết phải thống nhất trong cả nước. Ông Phan Việt Cường cho biết, ở Quảng Nam, giờ làm việc hiện nay áp dụng rất phù hợp. Buổi sáng, cán bộ, công chức 7 giờ vào làm việc, 11 giờ nghỉ, chiều bắt đầu làm việc từ 1 giờ 30 đến 5 giờ, đủ 8 tiếng. Ông cho rằng, cần phải đánh giá lại quan điểm thay đổi giờ làm sẽ giúp tăng năng suất lao động, bởi năng suất lao động tùy thuộc vào chất lượng công việc của mỗi người. "Cần phải có đề tài khoa học để đánh giá thông qua giờ làm việc xem năng suất lao động như thế nào, chứ không thể nói đổi giờ mà làm chất lượng lao động tăng lên", Bí thư Quảng Nam nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Còn ý kiến khác nhau về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa
21:26' - 23/10/2019
Các nội dung liên quan đến thời giờ làm việc bình thường, mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa; về việc nâng tuổi nghỉ hưu... đã được các đại biểu quan tâm, phân tích.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Phải lấy ý kiến doanh nghiệp và người lao động về giảm giờ làm
15:30' - 23/10/2019
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 23/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Họp UBTVQH: Nhiều ý kiến không đồng ý mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm
15:32' - 20/09/2019
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
09:31'
Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài dự kiến đón hơn 2.000 lượt khách/giờ cao điểm dịp 30/4 - 1/5
08:39'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 4/5 năm nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến sản lượng hành khách và chuyến bay tăng mạnh
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.