Bên lề Quốc hội: Thực hiện giải pháp phát triển vùng đặc biệt khó khăn
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - x
Theo chương trình, sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Trao đổi bên lề Kỳ họp sáng 31/10, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc đồng thời góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) chỉ rõ, việc Quốc hội phê duyệt Đề án là một bước tiến rất lớn, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.Điểm đổi mới lần này là Quốc hội ban hành chính sách và bố trí nguồn lực, đảm bảo Đề án hoạt động hiệu quả.
“Trước đây, Quốc hội ban hành chủ trương, Chính phủ ban hành chính sách còn nguồn lực tùy theo điều kiện và khả năng của từng giai đoạn ngân sách để bố trí. Từ đó, xuất hiện tình trạng có những chính sách đã ban hành nhưng không có nguồn lực để thực hiện. Bước đột phá lần này là Quốc hội ban hành chính sách, xác định mục tiêu, nhóm giải pháp lớn và bố trí nguồn lực để thực hiện một cách đồng bộ”, đại biểu nhấn mạnh.
Một điểm đáng chú ý nữa, theo đại biểu, Đề án đã tích hợp hệ thống chính sách hiện hành, khắc phục được sự phân tán, chồng chéo và xác định được các cơ quan chủ quản thực hiện. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nhận định, thách thức lớn nhất trong việc thực hiện, triển khai Đề án là vấn đề lấy người dân làm trung tâm.Cùng với nguồn lực đầu tư của nhà nước, của xã hội, Đề án phải khơi dậy được tính tự chủ, coi người dân là trung tâm thì mới thực sự bền vững.
“Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhưng nếu đồng bào dân tộc ở chính nơi đó không phát huy nội lực để bắt kịp mà chỉ trông chờ, ỷ lại thì khi kết thúc chương trình chúng ta sẽ không thu được kết quả như mong đợi”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh lưu ý, khi Quốc hội ban hành Đề án bằng một nghị quyết, Chính phủ xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn.Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Các địa phương trong vùng Đề án, trong chương trình mục tiêu này phải tích hợp và hoàn thiện chính sách, điều chỉnh kế hoạch của mình phù hợp với chương trình mà Quốc hội phê chuẩn.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chỉ rõ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn rất khó khăn, vị trí địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, trình độ, nhận thức của người dân về công nghệ, kỹ năng, sản xuất kinh doanh... còn hạn chế.Trong khi đó, nguồn ngân sách quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng này.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Đảng đã đưa chủ trương, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết, tất cả các bộ, ngành, tỉnh thành phải có chương trình hành động để thực hiện. Trong chương trình này, điều quan trọng nhất là huy động nguồn vốn đầu tư.Về kinh phí, Quốc hội, Chính phủ phải xem xét để có mức đầu tư hợp lý. Bên cạnh đó, phải huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, người dân ở chính địa bàn đó để giúp nhau cùng phát triển. Đặc biệt, hệ thống ngân hàng phải vào cuộc giúp người dân được vay vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
"Một trong việc đã và đang làm rất hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân là việc Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn. Vì thế, Nhà nước có thể trích ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để ngân hàng này tiếp tục cung cấp vốn cho người dân, để đồng bào biết nghĩ, biết làm và có trách nhiệm, không ỷ lại", đại biểu đề nghị./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
11:29' - 31/10/2019
Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, thực hiện giao vốn ngay từ đầu năm, nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Sửa Luật để cải thiện môi trường kinh doanh xây dựng
16:22' - 28/10/2019
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chậm giải ngân ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội
12:28' - 28/10/2019
Giải ngân vốn đầu tư công hiện nay còn rất chậm, không có nhiều chuyển biến khi 9 tháng năm 2019 mới đạt 45,17% kế hoạch được Quốc hội thông qua và đạt 50,93% cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu cho dự án sân bay Long Thành
15:41' - 24/10/2019
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã chia sẻ về việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Long Thành và giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mãn nhãn với màn trình diễn trực thăng chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
09:44'
Các phi đội gồm trực thăng (Mi-8, Mi-17 và Mi-171), Su-30MK2, Yak-130 bắt đầu cất cánh, mang theo cờ đỏ sao vàng, thực hiện nhiệm vụ bay chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
09:17'
Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Các phi đội trực thăng bắt đầu cất cánh: Tp Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng
08:13'
Đúng 7 giờ 38 phút, các phi đội gồm trực thăng Su-30MK2, Yak-130 bắt đầu cất cánh, sẵn sàng nhiệm vụ bay chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh người dân đổ về trung tâm TP HCM xem diễu bình, diễu hành
08:07'
Sáng sớm 30/4/2025, hàng chục ngàn người đổ về các trục đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
08:06'
Lễ kỷ niệm bắt đầu bằng nghi lễ chào cờ trong tiếng rền vang của 21 loạt đại bác do đội pháo lễ thực hiện tại bến Bạch Đằng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh đầu tiên trước giờ diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
07:54'
Từ rất sớm, các lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã vào vị trí, sẵn sàng cho buổi lễ diễn ra theo đúng kế hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình
07:51'
Lễ chào cờ và cử Quốc thiều được tổ chức vô cùng thiêng liêng và đặc biệt tại Quảng trường Ba Đình lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
07:03'
Sáng 30/4/2025, từ rất sớm, các lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã vào vị trí, sẵn sàng cho buổi lễ diễn ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 30/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/4, sáng mai 1/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.