Bị khởi tố bổ sung, Trịnh Văn Quyết đối diện với mức án nào?
Ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã thi hành các quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) và các cá nhân có liên quan về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sự việc xảy ra tại Công ty cổ phần Xây dụng FLC Faros và các công ty có liên quan.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Chứng khoản BOS và các công ty có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, có căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, các bị can: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (kế toán thuộc Ban kế toán, Tập đoàn FLC), Trịnh Thị Thúy Nga (nguyên thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS), Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tập đoàn FLC) còn có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc, từ năm 2014 đến năm 2016, làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Xây dựng Faros và khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, đã bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Bước đầu xác định, tính đến ngày 24/02/2021, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do Quyết nhờ dựng tên), thu được tổng cộng hơn 6.412 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.
Trước đó, ngày 29/3, CQ CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Vậy tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có thể bị xử lý tới mức độ nào?
Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ông Quyết đối mặt mức phạt nào với cả 2 tội danh?
Trước khi bị khởi tố bổ sung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hồi tháng 3, Bộ Công an cũng đã khởi tố ông Trịnh Văn Quyết về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Theo điều tra, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế (nhân viên kế toán tập đoàn) liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Quyết, bị can Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty. Các bị can còn mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán.
Theo cáo buộc, ông Quyết và các bị can đã thực hiện hành vi thao túng nhằm đẩy giá chứng khoán FLC lên giá "trần" cao nhất. Sau đó, ông Quyết tiếp tục chỉ đạo nhiều người khác đặt lệnh bán cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng xác định các bị can liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo (tuy nhiên, việc mua bán không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa và đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh)… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán.
Với tội thao túng thị trường chứng khoán mà Quyết và một số đồng phạm đang bị điều tra, theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt không quá 07 năm tù.
Do ông Quyết bị khởi tố bổ sung thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nên mức phạt cao nhất có thể là tù chung thân.
Cụ thể, theo quy định tổng hợp hình phạt (Điều 55), nếu ông Quyết bị kết án về hai tội danh là thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cả hai tội danh này đều là mức hình phạt tù có thời hạn, Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc hình phạt chung sẽ là tổng cộng của các tội danh nhưng không quá 30 năm tù.
Nếu Trịnh Văn Quyết bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, hình phạt chung của hai tội danh sẽ là tù chung thân.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự đoán về hình phạt đối với các bị can. Bởi quá trình tố tụng hình sự diễn ra theo quá trình gồm: khởi tố bị can, hoàn thiện kết luận điều tra gửi Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát sẽ truy tố để đưa vụ án ra xét xử.
Và kết luận cuối cùng về hình phạt sẽ thuộc về Tòa án nhân dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố vì những tội danh gì?
10:21' - 26/08/2022
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố bổ sung tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
-
Kinh tế & Xã hội
Miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội đối với ông Trịnh Văn Quyết
17:12' - 12/04/2022
Ngày 12/4, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 609/QĐ-BTP về việc công nhận miễn nhiệm thành viên Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố thêm một em gái của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
17:10' - 05/04/2022
Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trịnh Thị Thúy Nga vì liên quan đến vụ Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng giá chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 27/2, xét xử bị cáo Trương Huy San về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
13:05'
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 27/2 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Huy San (sinh năm 1961, trú tại phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ sẽ tiếp tục các vụ kiện chống độc quyền với Amazon và Meta
09:27'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục các vụ kiện chống độc quyền đối với Amazon và Meta nhằm duy trì sức ép đối với sự thống trị của các tập đoàn công nghệ.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội xét xử lưu động nhóm “thổi giá” 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá ở Sóc Sơn
09:26'
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 6/3 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ “thổi giá” đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở Sóc Sơn (Hà Nội).
-
Kinh tế và pháp luật
Quốc hội Mỹ thông qua đề cử tân Giám đốc FBI
09:18'
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề cử ông Kash Patel là Giám đốc mới của Cục Điều tra liên bang (FBI), một trong những cơ quan thực thi pháp luật quyền lực nhất của quốc gia.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhà Trắng hạn chế DOGE truy cập dữ liệu thuế cá nhân
08:28'
Vừa qua, các quan chức Nhà Trắng và Bộ Tài chính đã nhất trí cấm Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) truy cập dữ liệu thuế cá nhân của người nộp thuế.
-
Kinh tế và pháp luật
Nigeria kiện Binance yêu cầu trả hơn 80 tỷ USD vì gây thiệt hại kinh tế
07:00'
Các hồ sơ tòa án được công bố mới đây cho thấy Chính phủ Nigeria đã khởi kiện Binance nhằm buộc sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới này phải trả tổng số tiền lên đến 81,5 tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Các nhóm bảo vệ môi trường khởi kiện chính quyền Tổng thống D.Trump
16:36' - 20/02/2025
Ngày 19/2, các nhóm bảo vệ môi trường đã khởi kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan vấn đề môi trường, theo đó phản đối các kế hoạch mở rộng hoạt động khoan dầu ngoài khơi.
-
Kinh tế và pháp luật
Google trả Italy khoản tiền thuế hơn 300 triệu USD
07:30' - 20/02/2025
Trong thông báo, các công tố viên Milan nêu rõ theo thỏa thuận đạt được giữa Cơ quan thuế Italy và Google, công ty này đã trả 326 triệu euro tiền thuế, tiền phạt và tiền lãi.
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương vận động người dân cung cấp thông tin vi phạm ATGT qua Zalo
21:31' - 19/02/2025
Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo đó là những thách thức lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.