Bí quyết phát triển đô thị hài hòa của Singapore (Phần 2)
Trong những năm gần đây, Chính phủ Singapore đã thay đổi và bắt đầu khuyến khích phát triển các hoạt động cộng đồng để làm sống động hơn những địa điểm chung cũng như làm tăng tính tương tác giữa con người.
Điển hình là Tổ chức Tái phát triển Đô thị Singapore (URA) gần đây đã cho ra đời một sáng kiến với tên gọi Our Favourite Place (tạm dịch là Nơi mà chúng ta yêu thích) nhằm giúp con người thực hiện các dự án sáng tạo trong những không gian công cộng.
Tại Singapore, chính phủ hiện đang lên đề án tái quy hoạch Tanjong Pagar, một nhà ga xe lửa lớn được sử dụng từ năm 1932 khi nước này còn là thuộc địa của Vương quốc Anh và đã bị bỏ hoang từ năm 2011 đến nay, trở thành một không gian cộng đồng đa chức năng.
Với kiến trúc độc đáo của mình, Tanjong Pagar sau khi bị bỏ hoang đã được người dân Singapore sử dụng để thu hút du lịch, điện ảnh. Và với kế hoạch tu sửa nhà ga, dư luận đang đặt câu hỏi liệu chính phủ sẽ để người dân cùng tham gia vào quá trình hoạch định tương lai của đảo quốc xinh đẹp này đến mức độ nào?
Tan See Nin, Giám đốc cấp cao của URA nhận định: “Đích đến cuối cùng của quy hoạch đô thị hiệu quả là tạo ra một thành phố mà người dân yêu quý”, và để thực hiện điều này, rõ ràng cần đến sự tham gia của cộng đồng. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy mình được đóng góp vào kế hoạch quy hoạch và phát triển tại nơi sinh sống.
Tuy nhiên, việc quy hoạch đô thị phục vụ phát triển kinh tế ở một đất nước có diện tích quá nhỏ bé như Singapore chưa bao giờ là dễ dàng. Giám đốc Tan See Nin nói thêm rằng đối với Singapore, việc cân bằng sử dụng đất nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đất nước là vô cùng quan trọng.
Nhờ vào tầm nhìn quy hoạch dài hạn của chính phủ, kết hợp với ý thức cao từ cộng đồng đã đưa “đảo quốc sư tử” vượt qua thời kì khó khăn và trở thành quốc gia phát triển tầm cỡ. Đây là mô hình quy hoạch tuy không mới nhưng khiến nhiều nước trên thế giới phải học hỏi.
Nhìn lại con đường phát triển của Singapore, có thể thấy rằng: Muốn phát triển phải biết rõ tự nhiên. Và câu hỏi gây trăn trở nhất chính là phải xác định một quốc gia đang sở hữu những yếu tố tự nhiên thuận lợi nào và phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước ra sao?
Rõ ràng, trước khi quy hoạch đô thị thì phải biết quy hoạch, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên. Cùng với đó, cần phải có sự đồng điệu của xã hội, từng công dân và Nhà nước đối với quy hoạch đô thị.
Biết rõ về tự nhiên, một quốc gia sẽ có thể đưa ra những chính sách phù hợp đối với từng địa phương, từng vùng đất. Môi trường tự nhiên phải được coi là tiêu chí đầu tiên khi tiến hành quy hoạch và tiếp đó là phát huy tốt nhất nguồn nhân lực của đất nước, rồi mới tới kết cấu hạ tầng.
Một ví dụ điển hình cho mô hình phát triển này có thể kể đến chiến lược xanh hóa đô thị của Singapore Business Park. Business Park kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm: công viên (park) và thương mại (business).
Công viên với những cảnh quan đẹp phục vụ mục đích giải trí, còn khu kinh doanh thương mại được thiết kế theo kiểu các nhóm văn phòng làm việc và sản xuất hiện đại. Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình tự nhiên có giá trị.
Chẳng hạn việc Chính phủ Singapore đầu tư vào dự án sân golf kết hợp với khu sinh thái Nature Society tại Kranji có hệ động thực vật phong phú, vừa có thể phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả, vừa có thể bảo vệ sự đa dạng trong hệ thực vật nơi đây.
Kranj vốn là nơi sinh sống và cư ngụ của nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đây được đánh giá là mô hình phát triển hoàn hảo cho quy hoạch tương lai. Chính quyền Singapore hiện đã áp dụng thành công mô hình này để giữ gìn không gian tự nhiên kết hợp với việc phát triển kinh tế trong dài hạn.
Xem thêm
>>> Bí quyết phát triển đô thị hài hòa của Singapore (Phần 1)
>>> Phát triển đô thị xanh gắn với nông nghiệp công nghệ cao
- Từ khóa :
- singapore
- quy hoạch đô thị
- chính sách hạ tầng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đô thị hóa ở Trung Quốc: Những thành tựu và mặt trái
09:29' - 02/05/2017
Đô thị hóa là một phần quan trọng của cải cách cơ cấu khi Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế sang dựa nhiều hơn vào sản xuất và dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại về chính sách quản lý, phát triển đô thị
12:18' - 20/04/2017
Bộ Xây dựng đang từng bước hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị, quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị.
-
Kinh tế & Xã hội
Cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của thế giới
12:36' - 25/03/2017
Hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3 m2/người. Nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).