Bỉ sẽ thu một phần lợi nhuận khổng lồ từ các tập đoàn dầu mỏ
Từ đầu tuần, các đại gia dầu khí đã liên tục công bố kết quả kinh doanh quý và những con số khiến người ta phải chóng mặt. Tất cả rõ ràng đều được hưởng lợi từ việc giá dầu và khí đốt tăng vọt sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Cụ thể, “gã khổng lồ” TotalEnergies của Pháp công bố lợi nhuận ròng trong quý III là 6,6 tỷ USD; Anglo-Dutch Shell là 6,7 tỷ USD; Norwegian Equinor là 9,4 tỷ USD và lần lượt 11,2 tỷ USD và 19,7 tỷ USD cho Chevron và ExxonMobil. Đó là hơn 53 tỷ USD cho 5 tập đoàn này.
Nếu so sánh tình hình hiện nay với cách đây hai năm thì thấy rất trái ngược. Khi đó, doanh thu của các tập đoàn đều yếu do đại dịch khiến kinh tế thế giới phải đóng cửa. Điều này đã dẫn đến thiệt hại nặng nề cho các tập đoàn năng lượng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những thông báo này đã làm khơi dậy cuộc tranh luận về việc nắm bắt những siêu lợi nhuận này khi người tiêu dùng phải đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng cao. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đưa các “gã khổng lồ” dầu khí vào danh sách tham gia “đóng góp đoàn kết” và hôm 30/9, Bộ trưởng Năng lượng của 27 quốc gia EU đã nhất trí thông qua quyết định này. Theo đó, mức đóng góp tối thiểu 33% được áp dụng đối với lợi nhuận chịu thuế vượt quá 120% mức trung bình lợi nhuận của bốn năm tài chính gần nhất. Và số tiền thu về sẽ được phân bổ cho các biện pháp hỗ trợ những người tiêu dùng cuối cùng dễ bị tổn thương nhất. Quyết định nhằm thu về lợi nhuận thặng dư của các tập đoàn vẫn cần được chuyển thành luật quốc gia dưới hình thức này hoặc hình thức khác để đạt được kết quả tương đương. Hôm 28/10, Hội đồng Bộ trưởng đã xác nhận đề xuất của Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Tinne Van der Straeten, với một dự thảo luật thiết lập sự “đóng góp đoàn kết” tạm thời ở Bỉ. Dự thảo này đầu tiên sẽ áp dụng cho các công ty đã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực lọc dầu và có công suất lọc dầu ở Bỉ, đó là ExxonMobil và TotalEnergies, cả hai công ty đều có một nhà máy lọc dầu lớn ở cảng Antwerp.Số tiền đóng góp mà các công ty này phải trả là 6,9 euro (6,7 USD)/tấn dầu thô nhập khẩu từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Trong hai năm, con số này sẽ tương ứng với tổng số tiền đóng góp là 400 triệu euro.
Thứ hai, khoản đóng góp nhằm vào 8 công ty dầu mỏ được gọi là “những người tham gia chính” - đây là những nhà phân phối nhiên liệu chính được đặc quyền trong trường hợp khủng hoảng nguồn cung.Tám công ty này chiếm 90% lượng phân phối các sản phẩm xăng dầu của Bỉ cho người tiêu dùng cuối cùng. Số tiền đóng góp mà các công ty này phải trả dự kiến ở mức 7,8 euro cho mỗi mét khối sản phẩm được đưa ra tiêu thụ và tổng số tiền trong hai năm là 200 triệu euro.
Dự thảo sơ bộ sẽ được đệ trình lên Hội đồng Nhà nước và quy định một hình thức hồi tố. Bộ trưởng Tinne Van der Straeten cho rằng biện pháp này là đúng đắn về mặt pháp lý. Bộ trưởng dựa vào cách giải thích của Tòa án Hiến pháp, theo đó một hình thức hồi tố có thể được áp dụng trong các vấn đề thuế khi nó là cần thiết để đạt được mục tiêu lợi ích chung.Một định nghĩa, theo Bộ trưởng, sẽ bao gồm việc phân phối lại lợi nhuận thặng dư cho người tiêu dùng, hộ gia đình và doanh nghiệp, vốn là những nhân tố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng.
Một lý do khác khiến Bỉ muốn áp dụng dự thảo luật là mức lợi nhuận “vượt quá” của các nhà sản xuất điện “vô biên ” (gió, Mặt Trời, hạt nhân, sinh khối…). Một số công ty đang kiếm được lợi nhuận vượt mức do chi phí sản xuất của họ không thay đổi trong khi giá điện - tương ứng với các nhà máy chạy bằng khí đốt - đã tăng vọt. Dự thảo luật nhằm áp đặt giới hạn doanh thu đối với những nhà sản xuất “vô biên” này và phân phối lại doanh thu vượt mức cho những người sử dụng điện cuối cùng. Thời gian áp dụng kéo dài từ ngày 1/8/2022 đến ngày 30/6/2023 và mức trần được quy định là 130 euro/megawatt giờ.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC đưa ra dự báo mới về nhu cầu dầu mỏ thế giới
07:43' - 01/11/2022
Ngày 31/10, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong trung và dài hạn, đồng thời cho rằng phải cần đầu tư 12.100 tỷ USD để đáp ứng được nhu cầu này.
-
Hàng hoá
OPEC+ khẳng định đảm bảo cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới
16:18' - 31/10/2022
Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei khẳng định nước này và các nước thành viên OPEC+ luôn đảm bảo thị trường dầu mỏ thế giới ở tình trạng cân bằng.
-
Thị trường
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ còn tăng trong thời gian dài
20:14' - 28/10/2022
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn thế giới sẽ còn tăng trong thời gian dài hơn so với dự báo mà giới chuyên gia đưa ra.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng USD mạnh thách thức các nước phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ
17:11' - 24/10/2022
Nhà phân tích hàng hóa tại UBS Group, Giovanni Staunovo, cho rằng đồng USD mạnh là thách thức với các nước tiêu thụ dầu có đồng nội tệ không neo vào USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.