Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp kết hợp cấp giấy mới
Từ ngày 6/9, Hà Nội đã thực hiện phân 3 vùng trên địa bàn thành phố để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan và tập trung nhân lực, vật lực phòng, chống dịch ở khu vực nguy cơ cao.
Cùng với đó, thành phố đã ban hành các giải pháp đi kèm để kiểm soát lượng người ra đường, thực hiện giãn cách triệt để, thực chất ở vùng 1 (vùng nguy cơ cao), hạn chế người dân di chuyển giữa các vùng.
Đồng thời, trên cơ sở tầm soát y tế toàn dân, sẽ đánh giá mức độ nguy cơ để quyết định nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tế trên từng địa bàn trên tinh thần an toàn đến đâu, mở ra đến đấy.
Đánh giá thực tế qua 2 ngày đầu triển khai, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch và an toàn của người dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, quan điểm nhất quán của thành phố là phải thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19; coi bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, việc thực hiện phương án phân 3 vùng từ ngày 6/9 nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thủ đô trong tình hình mới, để kiểm soát, tầm soát y tế.
Phương án này vừa bảo đảm tiếp tục thực hiện triệt để biện pháp giãn cách xã hội ở “vùng đỏ”, vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, chăm lo sinh kế, bảo đảm an sinh xã hội ở “vùng cam” và “vùng xanh”.
Sau 3 đợt giãn cách xã hội toàn thành phố, Hà Nội đã khống chế không để dịch bùng phát mạnh, lây lan rộng.
Để giữ vững thành quả này, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trong khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp do nguồn cung đang rất khó khăn, chưa thể đạt miễn dịch cộng đồng, thì việc thực hiện triệt để giãn cách xã hội ở vùng 1 - nơi nguy cơ cao nhất là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để không cho dịch vượt tầm kiểm soát.
Về vấn đề cấp và kiểm tra giấy đi đường góp phần tích cực thực hiện giãn cách ở vùng 1, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.
Trước mắt, thành phố tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến khi hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một.
Các lực lượng chức năng chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16/CT-TTg, đồng thời tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành.
Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.
Cấp ủy, chính quyền các địa phương toàn thành phố chỉ đạo tổ chức kiểm tra từ ngõ, phố, kết hợp với lực lượng nhân dân, tuần tra kiểm soát của các tổ lưu động, tăng cường hậu kiểm để hạn chế lượng người ra đường. Các địa phương lập các tổ liên ngành kiểm tra phương án an toàn tại tổ chức, doanh nghiệp.
Nếu có sai phạm sẽ công khai để phê bình, nhắc nhở đi kèm với chế tài xử lý nghiêm khắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tập trung chỉ đạo ngành Y tế tiếp tục duy trì công suất xét nghiệm 200.000 mẫu/ngày, cần thiết nâng lên 280.000 mẫu/ngày như đã chuẩn bị trước đó.
Thành phố quyết tâm đến ngày 15/9, các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao sẽ hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); đồng thời xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện họ, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trên cơ sở tầm soát y tế toàn dân, ngành Y tế Hà Nội sẽ chủ trì phối hợp với chính quyền từng địa phương đánh giá mức độ nguy cơ và tham mưu, đề xuất quyết định nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tế trên từng địa bàn.
Từ đó, có cơ sở để tổ chức đời sống, sản xuất, kinh doanh... trên tinh thần an toàn đến đâu, mở ra đến đấy.
Hà Nội cũng đã kiến nghị Bộ Y tế bổ sung phân bổ vaccine để đến ngày 15/9, thành phố đạt tỷ lệ cao đối tượng trong độ tuổi được tiêm chủng.
Cùng với đó, thành phố đã chủ động chuẩn bị 1.200 dây chuyền tiêm vaccine, bảo đảm công suất 200.000 mũi tiêm/ngày, hiện mới sử dụng công suất 150.000 mũi tiêm/ngày.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tiếp tục ưu tiên tiêm trước đối với người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người vận chuyển hàng (shipper), người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian quy định cần tiêm mũi 2 để bảo đảm hiệu quả của vaccine, người nước ngoài sống và làm việc trên địa bàn...
Với phương châm vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Y tế rà soát, kiểm tra, bảo đảm năng lực tiêm vaccine trên toàn thành phố, sẵn sàng tổ chức tiêm cả buổi tối khi được phân bổ lượng vaccine lớn từ nay đến ngày 15/9, đồng thời chuẩn bị sẵn kịch bản nâng cao thêm công suất tiêm để chuẩn bị cho kế hoạch tiêm trong quý IV/2021.
Tính đến nay, Hà Nội đã được Bộ Y tế quyết định phân bổ hơn 3,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Tuy nhiên, trên thực tế, số vaccine về kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội là hơn 3,1 triệu liều. Đến 12h ngày 7/9, toàn thành phố đã tiêm được hơn 2,5 triệu liều (đạt 80,7% số lượng đã tiếp nhận); dự kiến đến ngày 9/9 sẽ hoàn thành tiêm 100% lượng vaccine đã được phân bổ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng tập trung cấp giấy đi đường có mã QRcode cho công nhân khu công nghiệp
16:17' - 07/09/2021
Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng đang tập trung xét duyệt và cấp giấy đi đường QRcode cho các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục xin cấp giấy đi đường trong vùng 1 ở Hà Nội
14:41' - 07/09/2021
Sở Công Thương Hà Nội đã có hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển (QR Code) trong vùng 1.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Doanh nghiệp lúng túng xác định nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường
13:24' - 07/09/2021
Công an thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nếu chưa xác định được diện đối tượng cấp giấy đi đường, liên hệ với Công an phường, xã, thị trấn sở tại để được hướng dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đối thoại, vận động các hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Quốc Oai
22:31' - 26/09/2023
Ngày 26/9, UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã tổ chức vận động, thuyết phục, đối thoại với đại diện 12 hộ dân trên địa bàn xã Đông Xuân bị cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục khai thác mỏ vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam
18:05' - 26/09/2023
Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) vừa thông tin về nguồn vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2).
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao dự án nâng cấp Quốc lộ 7 qua Nghệ An khó về đích cuối năm nay?
16:20' - 26/09/2023
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 được khởi công hơn 1 năm nhưng đến nay khối lượng giải phóng mặt bằng mới được khoảng 70%, nhưng trong sốnày cũng chỉ có 80% mặt bằng này có thể thi công được.
-
Kinh tế Việt Nam
Những sân bay nào được định hướng xã hội hóa đầu tư nâng cấp?
16:10' - 26/09/2023
Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thường trực Chính phủ Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không để xem xét, cho ý kiến làm cơ sở hoàn thiện báo cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc
14:22' - 26/09/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đặc biệt lưu ý các địa phương Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để bứt tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm 20% GDP
14:12' - 26/09/2023
Tính riêng trong năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,871 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018).
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa luồng hàng hải Chân Mây vào khai thác
13:59' - 26/09/2023
Cục Hàng hải Việt Nam thống nhất với các đơn vị về việc đưa tuyến luồng hàng hải Chân Mây (Thừa Thiên Huế) sau khi điều chỉnh hướng tuyến) vào khai thác sử dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tiềm năng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Bulgaria
11:25' - 26/09/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp hẹp và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng: Sáp nhập, mở rộng không gian đô thị hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
11:19' - 26/09/2023
Tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện việc sắp sếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.