Bí thư Thành ủy Hà Nội: Xây dựng quận Bắc Từ Liêm là nơi đáng sống bậc nhất Thủ đô
Báo cáo tại cuộc làm việc, ông Trần Thế Cương, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, đây là quận có vị trí khá thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội, giáp ranh với nhiều quận, huyện như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh.
Theo quy hoạch chung của Thủ đô, khu vực Bắc Từ Liêm nằm trong vùng nêm xanh (vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị) của thành phố. Trên địa bàn có nhiều dự án, khu đô thị mới được triển khai những năm gần đây, trong đó có một số dự án lớn như: Khu đô thị Thành phố Giao Lưu, Ngoại giao đoàn, Tây Hồ Tây, Goldmark City, Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra)...Địa bàn cũng có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng của Trung ương, của thành phố chạy qua như: Đường vành đai 3, Quốc lộ 32, đường 23 ven sông Hồng, đường Phạm Văn Đồng đi sân bay Nội Bài, đại lộ Thăng Long...
Đầu năm 2020 quận đã thu hút và hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị cho nhiều nhà đầu tư lớn trong, ngoài nước xây dựng các khu đô thị lớn trị giá hàng tỉ USD.
Quận Bắc Từ Liêm mới được thành lập hơn 6 năm, chưa phải là đô thị thực sự lớn và hiện đại của thành phố vì cơ sở hạ tầng chưa mạnh, thiếu đồng bộ; thu ngân sách chưa cao, nhiều chỉ số khác cũng ở mức rất thấp so với các quận nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, vài năm gần đây quận Bắc Từ Liêm thực sự bứt phá, có nhiều mô hình sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực để có kết quả nổi bật. Mặc dù đầu năm có nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng 4 tháng đầu năm 2020, quận đã thu ngân sách 2.339 tỉ đồng, đạt 76,5% dự toán giao, tăng 1.301 tỉ đồng, tương ứng với 125% so với cùng kỳ năm ngoái.Riêng năm 2019, toàn quận giảm được 577 hộ nghèo, phấn đấu hết năm 2020 sẽ giảm hết số hộ nghèo còn lại.
Trong phòng, chống dịch COVID-19, quận Bắc Từ Liêm có nhiều sáng tạo, chủ động thực hiện 6 mô hình được Trung ương và thành phố đánh giá cao như: Vận động 300 bác sĩ, y tá, dược sĩ, điều dưỡng đã nghỉ hưu tình nguyện tham gia giúp nhân dân phòng, chống dịch bệnh; vận động thực hiện gần 100 đám cưới, đám tang văn minh, ít người dự; 27.000 nhà trọ giảm giá cho sinh viên...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn cho biết, đây là địa bàn có nhiều khó khăn, hạn chế như hạ tầng yếu kém, nhiều yếu tố lịch sử tồn đọng, công tác quản lý khó khăn, mất khá nhiều thời gian để chấn chỉnh lề lối làm việc. Người dân phần lớn sống vùng nông thôn, nên để đổi mới nhanh về lối sống, giải quyết ô nhiễm môi trường cũng gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, quận Bắc Từ Liêm lại có nhiều lợi thế, có nhiều nguồn tài nguyên xanh, quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, khu Tây Hồ Tây sẽ là nơi tập trung nhiều trụ sở các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp và sẽ là trung tâm hành chính, vui chơi giải trí, kinh tế mới, là khu đáng sống bậc nhất trong tương lai của Hà Nội. Những lợi thế đó cũng giúp cho quận dễ quy hoạch và phát triển đồng bộ trong tương lai gần. Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo, kết quả đổi mới tích cực của quận Bắc Từ Liêm thời gian gần đây là do có sự đổi mới công tác tổ chức cán bộ, thành phố mạnh dạn bố trí nhiều vị trí cán bộ chủ chốt mới để giúp vực dậy địa bàn còn nhiều khó khăn này. Để giữ vững nhịp độ phát triển thì quận Bắc Từ Liêm phải khơi dậy được tinh thần làm việc và luồng không khí mới trong cán bộ, đảng viên. Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, quận Bắc Từ Liêm gắn với quá trình hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long nên có tiềm năng rất lớn về lịch sử, văn hóa. Vì vậy, quận cần quan tâm, đặt văn hóa là vấn đề trọng tâm để phát huy phong trào quần chúng xây dựng kinh tế mới. Ông Trương Quang Thiều, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm nhấn mạnh, thời gian tới quận chủ yếu phát triển theo hướng dịch vụ, thương mại vì trong quy hoạch sẽ có nhiều khu đô thị. Phát biểu tại cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá cao về những sự đổi mới của quận Bắc Từ Liêm; đây là quận cửa ngõ quan trọng của Trung tâm thành phố và định hướng sắp tới sẽ là vùng đô thị sầm uất, tập trung nhiều dự án, công trình lớn. Vì vậy, cần tập trung xây dựng quận Bắc Từ Liêm thành nơi đáng sống của thành phố. Để làm được điều này, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đưa ra nhiều gợi mở như: Cần đánh giá đặc điểm tình hình, đặc thù, thuận lợi, khó khăn so với các đơn vị khác trong toàn thành phố của quận Bắc Từ Liêm. Cơ cấu dân cư, nguồn lao động, cơ cấu kinh tế, truyền thống văn hóa lịch sử, thành tựu nào đậm nét, nổi trội để định hình và đặt mục tiêu tốt trong những năm tới cho quận Bắc Từ Liêm. Đồng chí Vương Đình Huệ đánh giá, các ý kiến của các sở, ngành và quận Bắc Từ Liêm rất khách quan, sát thực những vấn đề trước mắt và hướng phát triển lâu dài. Quận có cơ sở hạ tầng xuất phát điểm thấp; cán bộ thiếu, trình độ, năng lực phong cách còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Trong khi đó quận phải tập trung rất nhiều nguồn lực, công sức để giải quyết tồn đọng khi từ huyện lên quận.Phát huy truyền thống Anh hùng, quận đã sớm ổn định hệ thống chính trị, bắt nhịp tốt, nội bộ đoàn kết nên phát triển nhanh, khởi sắc trong vài năm gần đây. Minh chứng là năm 2019, quận Bắc Từ Liêm hoàn thành khá toàn diện những kế hoạch đề ra, nhất là thu ngân sách, giải phóng mặt bằng. Quận đã đổi mới, cải cách hành chính vào loại hàng đầu của thành phố nên cũng thu hút tốt đầu tư vào địa bàn.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, thành công của quận Bắc Từ Liêm có nhiều nguyên nhân, nhưng thành công nhất là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, công tác bố trí cán bộ và sự đoàn kết trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của Bắc Từ Liêm vẫn chưa tương xứng tiềm năng; cơ cấu các ngành nghề như dịch vụ, du lịch chưa cân đối, phát triển doanh nghiệp chưa đủ mạnh, phong trào khởi nghiệp sáng tạo chưa sôi động, thu nhập người dân chưa cao.
Vì vậy, tới đây quận Bắc Tư Liêm cần đổi mới hơn nữa trong tư duy, nhất là phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Thành phố sẽ tạo điều kiện hết sức, rà soát lại danh mục đầu tư và năng lực của các doanh nghiệp để hoạt động đầu tư thực sự hiệu quả, thiết thực và tháo gỡ vướng mắc cho các quận, huyện. Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, từ nay đến cuối năm, quận phải coi phục hồi kinh tế là mặt trận và nhiệm vụ hàng đầu. Quận đẩy mạnh thu hút đầu tư, lập lại chuỗi cung ứng trong nước, lấy thu bù chi. Bí thư Thành ủy giao cho quận Bắc Từ Liêm phải đạt tăng trưởng cao hơn mức bình quân của thành phố là 1,5 lần. Tầm nhìn xa phải xây dựng quận Bắc Từ Liêm gương mẫu đi đầu của thành phố, trở thành trung tâm tài chính quốc tế và là nơi đáng sống bậc nhất của Thủ đô. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã dâng hương tưởng niệm tại Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Kiều Mai (quận Bắc Từ Liêm)./.>>>Xe buýt Hà Nội hoạt động trở lại với 100% công suất
- Từ khóa :
- hà nội
- Bí thư Thành ủy Hà Nội
- bắc từ liêm
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ việc tại CDC Hà Nội: Các đối tượng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm lên khoảng 3 lần
21:43' - 05/05/2020
Liên quan đến vụ việc xảy ra tại CDC Hà Nội, các đối tượng cùng với các công ty cấu kết, gian lận thông đồng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm COVID-19 lên gấp khoảng 3 lần.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5
21:41' - 05/05/2020
Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.