Biến đổi khí hậu: Khốn khó thiếu nước sinh hoạt
“Đĩa rau muống và bát nước mắm” đó là tất cả món ăn trong mâm cơm trưa của gia đình bà Lê Thị Cúc, ở thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận. Trong căn nhà cấp 4 khoảng 40m2 lụp sụp với 5 nhân khẩu nhưng tài sản trong gia đình không có gì ngoài chiếc xe máy rất cũ.
Nhìn ánh mắt băn khoăn của chúng tôi trước mâm cơm của gia đình quá kham khổ như vậy, bà Cúc tâm sự, gia đình bà không có tiền mua thức ăn. Nếu có tiền cũng phải để dành mua nước uống trước. Đã mấy tháng nay, gia đình bà phải đi vay mượn khắp nơi để có tiền mua nước.
Nhưng lãi suất phải trả cũng chẳng khác gì là “cắt cổ” người đi vay. Mỗi tháng bà phải trả 150.000 đồng tiền lãi cho 1 triệu đồng tiền vay nhưng vay được cũng rất khó.
Hai vợ chồng bà Cúc đã cao tuổi, không có đủ sức khỏe để đi làm thuê. Thu nhập của gia đình chỉ có mấy sào vườn nhưng không canh tác được gì bởi không có nước. Chắt bóp mãi gia đình mới mua được 4 con dê để cho người con rể đi chăn.
Chỉ có 4 con dê nhưng cũng phải đi chăn thả từ sáng sớm đến tối muộn mới về. Phải đi vay nặng lãi, gia đình bà Cúc mỗi ngày chỉ dám dùng vài chục lít nước mỗi ngày. Biết nước giếng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng nhưng gia đình bà vẫn phải cố gắng dùng.
Gia đình bà Cúc chỉ là 5 trong 90.000 nhân khẩu ở Bình Thuận đang lâm vào cảnh khốn khó do thiếu nước sinh hoạt vì hạn hán. Theo ông Lương Thanh Châu, Trưởng trạm cấp nước khu vực 3, Trung tâm cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, thường ngày người dân mua nước nhà máy chỉ với 6.000 đồng/m3.
Nay hàng nghìn hộ dân đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, có nơi người dân phải mua tới 100.000 đồng/m3, nhưng không phải muốn mua bao nhiêu cũng có. Các đơn vị cung cấp nước cũng phải luân phiên cung cấp cho từng thôn, từng xã, từng huyện.
Ông Nguyễn Văn Quyền, một trong những người dân hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý bồn cấp nước cho dân nhân cho biết, chỉ một bồn 5 m3 nước phải cung cấp cho khoảng 200 hộ dân. Nếu mỗi ngày, nơi đây được cung cấp một bồn cuộc sống của người dân cũng tạm ổn, nhưng phải mất 2-3 ngày mới có được một bồn. Cuộc sống sinh hoạt của người dân hoàn toàn đảo lộn vì thiếu nước.
Trên địa bàn tỉnh, huyện Hàm Thuận Nam có 20.000 khẩu thiếu nước sinh hoạt; huyện Hàm Thuận Bắc với 18.000 khẩu. Khu vực huyện Bắc Bình Tuy Phong 7.000 khẩu, Tánh Linh 5.000 khẩu. Đặc biệt 10/10 xã thị trấn tại huyện Hàm Tân có 40.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt trầm trọng ngày từ cuối tháng 2/2016, người dân phải mua nước từ tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nguyên nhân dẫn đến các công trình cấp nước nông thôn tại các huyện ở Bình Thuận đều xảy ra tình trạng thiếu nước cung cấp sinh hoạt cho nhân dân là do thiếu nguồn nước thô cung cấp nhà máy nước như: Công trình tuyến ống cấp nước xã Hàm Phú và Cụm xử lý Hàm Thuận Bắc, Công trình cấp nước Hồng Liêm – Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc...
Điển hình như Nhà máy nước thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân cung cấp nước khoảng 1/3 dân số của huyện nhưng trong nửa tháng gần đây, do nguồn nước yếu, hồ dự trữ đang dần cạn kiệt nên nhà máy chỉ cung cấp được 300 m3/ngày, bằng 1/4 công suất thường ngày.
Tuy nhiên, việc cung cấp này cũng sẽ chỉ duy trì được 2-3 ngày nữa bởi hồ chứa suối Hoay đang trong tình trạng dần cạn kiệt hoàn toàn.
Khắc nghiệt hơn, 1.500 hộ dân của 3 xã Tân Thắng, Thắng Hải và Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân) phụ thuộc vào Nhà máy nước Tân Thắng nhưng nhà máy đã ngừng hoạt động từ ngày 20/2. Con suối dẫn nước về đập Cô Kiều đã cạn khô, lòng suối cát trắng như sa mạc.
Theo ông Lương Thanh Châu, hiện toàn tỉnh có 3 hệ thống cấp nước đã ngưng hoạt động. Trong tháng 4 này, sẽ có thêm 2 nhà máy ngưng hoạt động và khoảng 5 nhà máy giảm công suất do không đủ nước cung cấp. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10.000 hộ dân trong tỉnh.
Trước mắt, để giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân, Bình Thuận đã thực hiện hỗ trợ địa phương khoan giếng, lắp đặt các bồn chứa tại khu dân cư để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Hỗ trợ tiền cho các hộ thiếu nước để người dân tự đi mua nước, chở nước từ nhà máy ở thị xã La Gi về những bồn nước công cộng để cho người dân tới lấy nước… giúp giải quyết phần nào nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân địa phương.
Chẳng hạn, UBND huyện Hàm Tân đã cấp tạm ứng gần 700 triệu đồng hỗ trợ cho gần 10.000 khẩu của 10 xã, thị trấn về cấp nước sinh hoạt.
Bên cạnh việc tiếp tục rà soát danh sách để hỗ trợ cho người dân, tìm hướng giải quyết lâu dài, ông Lương Thanh Châu cho biết, tỉnh Bình Thuận đã có kế hoạch nâng cấp, mở rộng quy mô, công suất các hệ thống nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, tỉnh đang triển khai xây dựng trạm bơm tăng áp tại Sơn Mỹ, Tân Nghĩa; công trình kênh chính Tây sông Dinh 3 về Cô Kiều; nạo vét đập Cô Kiều tại nhà máy nước Tân Thắng, lắp đặt cụm xử lý nước và mở rộng các tuyến ống, đào thêm các bể chứa…
"Các công trình trên đang được địa phương tích cực triển khai để sớm đưa một số đi vào hoạt động. Khi đi vào hoạt động, nguồn nước từ các công trình này chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân nhưng cũng giúp san sẻ phần nào khó khăn về nước sinh hoạt của các hộ nơi đây." - ông Lương Thanh Châu cho biết./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 9/4. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 9/4/2025. SXDN ngày 9/4. SXDN hôm nay
18:00'
XSDNA 9/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 9/4. XSDNA Thứ Tư. Trực tiếp KQXSDNA ngày 9/4. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 9/4/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Tư ngày 9/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKH 9/4. Kết quả xổ số Khánh Hòa hôm nay ngày 9/4/2025. SXKH ngày 9/4. SXKH hôm nay
18:00'
XSKH 9/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 9/4. XSKH Thứ Tư. Trực tiếp KQXSKH ngày 9/4. Kết quả xổ số Khánh Hòa hôm nay ngày 9/4/2025. Kết quả xổ số Khánh Hòa Thứ Tư ngày 9/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ tăng 3% số học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập
16:37'
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang khẩn trương hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, trong đó dự kiến sẽ tăng 3% số học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập.
-
Kinh tế & Xã hội
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao mô hình “du học tại chỗ” ở Bình Dương
15:32'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ấn tượng với những thành tựu của Trường Đại học Việt Đức; đánh giá cao mô hình “du học tại chỗ” giúp sinh viên tiếp cận nền giáo dục tiên tiến ngay trong nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Gốm Chăm Bàu Trúc: Vẻ đẹp từ đất Ninh Thuận
15:24'
Chỉ với đất sét cùng dụng cụ là tre, vỏ sò, ốc biển, màu làm từ các loại vỏ cây, qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân nhào nặn, xoay, tạo hình thành những vật dụng có hồn và đầy sức sống.
-
Kinh tế & Xã hội
Lộ trình tuyến xe buýt 01 Hà Nội Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa mới nhất
15:12'
Danh sách lộ trình tuyến xe buýt số 01 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa Hà Nội mới nhất, cập nhật chi tiết nhất và giá vé xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco).
-
Kinh tế & Xã hội
Dập tắt đám cháy lớn trong Khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh
13:44'
Sáng 8/4, một vụ cháy lớn xảy ra tại Công ty Cổ phần thực phẩm Richy miền Nam, trụ sở trên đường số 7, Khu công nghiệp Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối hướng tới mốc 100 tỷ đồng doanh thu
10:14'
Bộ phim nổi bật nhất tuần qua thuộc về Địa Đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Bộ phim mang về 45 tỷ trong 3 ngày cuối tuần, cộng thêm các suất chiếu sớm, bộ phim Địa Đạo đã đạt tổng hơn 81 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau sắp xếp, 5 phường mới cùng mang tên “Bình Dương”
09:53'
Ngày 8/4, UBND tỉnh Bình Dương thông tin, địa phương đã cơ bản hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường theo chủ trương tinh gọn bộ máy của Trung ương.