Biến tướng khai thác đất đồi ở Ba Vì, Hà Nội- Bài 1: Nhiều vùng đồi ở Phú Sơn bị "băm nát"
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) nói chung và xã Phú Sơn nói riêng chưa có quy hoạch, cấp phép khai thác mỏ đất, dẫn đến tình trạng khan hiếm đất để san lấp mặt bằng thi công hạ tầng kỹ thuật các dự án giao thông, nhà ở… Vì vậy, các chủ đầu tư, nhà thầu đã thu gom đất đồi của các hộ dân hạ nền đất, cải tạo vườn đồi, chuyển đổi cây trồng.
Tuy nhiên, việc thu gom, tận dụng đất đã bị "biến tướng" thành khai thác đất ồ ạt, dẫn đến các vùng đồi bị "băm nát", lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thậm chí có những điểm khai thác đất thiếu an toàn, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
Phóng viên TTXVN đã tiếp cận địa bàn xã Phú Sơn, huyện Ba Vì (Hà Nội), thực hiện hai bài phản ánh về việc biến tướng khai thác đất đồi ở huyện Ba Vì, cũng như những vấn đề liên quan.
Bài 1: Nhiều vùng đồi ở Phú Sơn bị "băm nát" Xã Phú Sơn, huyện Ba Vì (Hà Nội) nằm ở cửa ngõ phía Tây, cách trung tâm Thủ đô chừng 60 km và giáp ranh với tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt, xã Phú Sơn đang phải đối mặt với nhiều bất cập trong vấn đề quản lý đất đai.Đặc biệt là tình trạng các cá nhân, đơn vị lợi dụng các quy định cải tạo vườn đồi, tiến hành khai thác, thu gom, vận chuyển đất tùy tiện, làm cho nhiều vùng đồi bị "băm nát", khiến người dân hoang mang và bức xúc.
* Đất đồi đang "chảy máu" Từ đơn, thư phản ánh của người dân, nhiều tuần qua, phóng viên TTXVN có mặt tại địa bàn xã Phú Sơn để ghi nhận về việc các loại đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư ở đây đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đang bị "xẻ thịt" từng ngày.Theo phản ánh của người dân, tình trạng này đã diễn ra khá lâu và ồ ạt, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, thậm chí nguy hiểm tới tài sản và tính mạng của người dân, nhưng chưa được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc xử lý dứt điểm.
Giữa trưa Hè nóng rát, trong vai chủ thầu công trình đi mua đất để san lấp mặt bằng, dạo quanh một một vòng xã Phú Sơn rất dễ bắt gặp hình ảnh các quả đồi bị "gặm" nham nhở. Nếu nhìn từ trên cao xuống xã Phú Sơn chẳng khác nào một đại công trường đang thi công.Tại những quả đồi này, nhiều máy xúc, xe tải chở đất hoạt động nhộn nhịp. Các quả đồi bị khoét, thậm chí bị đào sâu tạo thành những cái ao cỡ lớn. Đáng chú ý, những chỗ khai thác đất nằm ngay trong khu vực dân cư, khoét sâu gần chân móng tường nhà.
Nhiều căn nhà tại thôn Đông Hữu (xã Phú Sơn) mặt trước quay lên đồi, phía sau lưng là một vực thẳm, đứng trơ trọi, dường như chỉ cần gặp trận mưa lớn, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Tài sản và tính mạng người dân đang bị nguy hiểm rình rập.
Thậm chí, có những căn nhà với tường rào xây cao cũng bị khoét đất ba phía, chỉ còn một lối đi từ nhà xuống đường, khiến cho ngôi nhà chơ vơ như ốc đảo.
Theo phản ánh của người dân, phần lớn đất đang khai thác và được chở đi nơi khác đổ là đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm của các hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Thực tế cho thấy, một số hộ gia đình đồng ý cho xúc đất, hạ nền để cải tạo vườn, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình không đồng ý, dẫn đến tình trạng một số hộ khai thác đất đã làm ảnh hưởng đến các gia đình nằm sát cạnh.
Phần lớn những hộ gia đình nằm trong vùng ảnh hưởng đều cho rằng: "Việc khai thác đất tùy tiện, ngay sát móng nhà ở của dân là sai, đe dọa sự an toàn của người dân, nhất là mùa mưa bão tới gần".Trong tâm trạng bức xúc, anh Trần Đăng Phi, xóm Thượng, thôn Thượng Tả, xã Phú Sơn đặt sự hoài nghi: "không biết những khu đất này có được cấp phép khai thác hay không? Nhưng tôi thấy ở xung quanh đây thì người ta xúc đất từ lâu rồi. Điểm cạnh nhà tôi mới bị múc đất đầu năm 2020, người ta khai thác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình, nên tôi mong các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc làm rõ, sớm ổn định cuộc sống người dân".
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, gần đây nhất là vào các ngày 16, 17, 24/5 và ngày 6/6… dù ban ngày trời nắng nóng hay đêm khuya, vẫn có một số máy xúc đất, xe tải hoạt động khai thác đất sát các hộ gia đình thôn Đông Hữu. Tình trạng này diễn ra đã từ rất lâu, không chỉ ở thôn Đông Hữu mà còn diễn ra ở nhiều thôn trong xã như: Thượng Tả, Nương Tụ, rừng Phường, Yên Kỳ, Quy Mông, nhưng không có lực lượng chức năng nào kiểm tra ngăn cản, có chăng cũng chỉ làm lấy lệ và tình trạng lại tiếp diễn ngay sau đó. * Có dấu hiệu khai thác, mua bán đất trái phép Lần theo lộ trình các chuyến xe này, sau khi đào xong, đất được đưa đi đổ tại các địa điểm xóm Tả, thuộc thôn Thượng Tả, xóm Đông thuộc thôn Đông Hữu và một số địa điểm bên ngoài. Thực tế số lượng đất khai thác này được đưa đi đổ phục vụ việc san lấp ruộng, ao hồ hoặc các công trình nhà cửa, đường giao thông…Anh C.N.H, một người dân cho biết: "Chúng tôi ở đây nghe rất nhiều đến việc giá mua đất tại vườn khoảng 4.000 đồng/m3 và đưa đi bán khoảng 50.000 đồng/m3 tại nơi đổ. Tôi cũng đã từng nhiều lần phản ánh tới chính quyền nhưng đều không được giải quyết".
Ông Chu Bá Cường, xóm rừng Chùa, thôn Đông Hữu, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, chia sẻ: "Tôi cũng chẳng biết là các đơn vị khai thác có giấy phép hay chưa và có xin phép UBND xã hay không? Chỉ thấy hàng ngày máy xúc, ô tô vào múc chở đất đi qua lại nhiều bụi bẩn và môi trường cũng bị ảnh hưởng rất nhiều". Đặc biệt hơn, việc khai thác đất tràn lan, thiếu kiểm soát đã để lại hệ lụy sau mỗi trận mưa lớn, đất đồi xói mòn chảy về đồng ruộng khiến bà con không thể sản xuất, không ít diện tích đất ruộng cũng bị lấp đầy bùn non. Theo nhiều người dân xã Phú Sơn, từ khi trên địa bàn xã có nhiều dự án xây dựng, nhu cầu về đất để san lấp mặt bằng lớn, cũng là lúc cuộc sống bị đảo lộn. Chị Phùng Thị Thủy, xóm Thượng, thôn Thượng Tả, xã Phú Sơn, bộc bạch: Thời gian qua việc khai thác đất đá đã ảnh hưởng đến gia đình tôi rất nhiều như đổ tường, hư hỏng chuồng trại chăn nuôi, có nơi bị bồi lấp khoảng 40 đến 50cm bùn đất.Về việc này, chính quyền xã và Công ty Bình Minh (công ty khai thác đất) đến để lập biên bản nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ gì. Do đó, chính quyền và các đơn vị liên quan cần sớm làm rõ trách nhiệm, để đảm bảo lợi ích cho người dân.
Như vậy, việc người dân có bán đất cho các doanh nghiệp khai thác trên địa bàn hay chỉ là việc hạ nền, cải tạo vườn đồi thì cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng làm rõ thêm. Còn việc để các đơn vị khai thác tràn lan ngày đêm, tại những vùng ảnh hưởng các công trình nhà dân đang là một thực tế đáng báo động rất rõ ràng tại đây. Chính quyền các cấp thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì cần vào cuộc để trả lời thỏa đáng ý kiến của nhân dân./. (Còn nữa) >> Đón đọc: Bài 2: Có dấu hiệu buông lỏng quản lý- Từ khóa :
- Ba vì
- hà nội
- quản lý đất đai
- phú sơn
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ninh: Kiên quyết xử lý vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất rừng phòng hộ sai mục đích
20:31' - 30/05/2020
UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành vi lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ
-
DN cần biết
Đồng loạt kiểm tra việc sắp xếp, xử lý nhà đất tại các tổng công ty nhà nước
19:47' - 28/05/2020
Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng AI trong giao thông xanh
18:02'
AI đang trở thành xu thế toàn cầu, làm thay đổi mọi mặt, bao gồm lĩnh vực giao thông và đô thị xanh phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương khởi công đường 394B và thông xe đường trục Đông -Tây
17:28'
Ngày 19/4, tỉnh Hải Dương tổ chức khởi công xây dựng đường tỉnh 394B (đoạn nối từ đường tỉnh 395 đến trục Bắc - Nam, huyện Thanh Miện) và thông xe kỹ thuật đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe, khánh thành nhiều dự án giao thông trọng điểm
17:00'
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tổ chức khánh thành, thông xe nhiều dự án giao thông quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình dự kiến giảm 73% đơn vị hành chính cấp xã
16:58'
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, Kỳ họp thứ 42, ngày 19/4, Tỉnh ủy Thái Bình đã thống nhất Đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ 242 đơn vị thành 5 phường và 60 xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham vấn người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận về thu hồi đất
16:57'
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vừa tham vấn ý kiến người dân vùng dự án về giá cả đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công, khánh thành nhiều dự án kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
15:25'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều địa phương trên cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng,
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
15:03'
Ngày 19/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật dự án ĐT.823D-trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – TP. Hồ Chí Minh
14:45'
Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường là 1.106 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng.