Biến tướng khai thác đất đồi ở Ba Vì, Hà Nội- Bài 2: Có dấu hiệu buông lỏng quản lý
Địa bàn xã Phú Sơn (Ba Vì) đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu khai thác đất san lấp mặt bằng ngày càng lớn. Lợi dụng việc cải tạo vườn đồi, chuyển đổi mục đích sản xuất, người có đồi bán đất cho “đầu nậu” dùng máy xúc khai thác đất đưa lên ôtô tải rầm rộ, gây ô nhiễm môi trường, làm hư hỏng đường giao thông nông thôn khiến nhân dân rất bức xúc. Người dân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền nhưng tình trạng khai thác, thu gom đất vẫn diễn ra tràn lan.
* “Mập mờ” quyết định cho phép khai thác, thu gom đất Trước nhu cầu ngày càng tăng về đất san lấp mặt bằng phục vụ các công trình, dự án, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã Phú Sơn nói riêng và huyện Ba Vì nói chung đã phớt lờ quy định của pháp luật, ngang nhiên khai thác đất trái phép. Thực trạng này đã và đang diễn biến phức tạp, làm “chảy máu” tài nguyên, phá vỡ cảnh quan, môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.Ông Chu Thanh Hào, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, thừa nhận: Hiện chỉ có một đơn vị duy nhất là Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh khai thác đất thực hiện dự án tái định cư và đường 32 Yên Kỳ - Suối Hai.
Thực tế, Công ty tự thu gom đất của các hộ gia đình hạ, san gạt mặt bằng cải tạo đất tại thôn Nương Tụ. Những hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền xem xét về việc cho hạ nền hay không, còn những hộ dân ở cao và không đảm bảo độ bằng, khi làm nhà có thể xem xét việc hạ thấp cho phù hợp.
Trong diễn biến liên quan, khi làm việc với phóng viên về vấn đề nêu trên, ông Chu Thanh Hào cung cấp thêm ba văn bản để lý giải “quy trình” khai thác, thu gom đất đang diễn ra trên địa bàn, gồm: Công văn số 223/BQL của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Ba Vì ban hành ngày 10/7/2019 về việc hạ đồi lấy đất để thi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư X5 (xã Phú Sơn); Công văn số 59/2020/CV-CTBM của Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh ban hành ngày 10/3/2020 về việc xin lấy đất thi công dự án xây dựng đường nối Quốc lộ 32 – Nghĩa trang Yên Kỳ (Giai đoạn 1) và thi công dự án tái định cư X5 xã Phú Sơn; Công văn số 732/UBND của UBND huyện Ba Vì ban hành ngày 27/4/2020 về việc tận thu và vận chuyển đất từ việc cải tạo vườn, đồi tại các địa phương. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nội dung các công văn nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức là các đơn vị “xin phép” UBND huyện Ba Vì và xã Phú Sơn cho khai thác. Thậm chí, tại Công văn số 732/UBND của UBND huyện Ba Vì cũng chỉ đề nghị UBND các xã, thị trấn tạo điều kiện trong việc các đơn vị thi công tận thu và vận chuyển đất từ việc cải tạo vườn, đồi tại địa phương, giám sát việc tận thu và vận chuyển đất của các đơn vị đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, mà chưa có bất cứ quyết định nào bằng văn bản mang tính pháp lý cho phép khai thác đất đồi. * Có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý đất đai, khoáng sản Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì cho biết, các công trình xây dựng ở trên địa bàn cần có đất san nền để làm mặt bằng và có những hộ dân muốn hạ đồi để làm vườn thì họ cho các đơn vị làm công trình vào khai thác.Các đơn vị làm công trình tự liên hệ với các hộ dân để tự hạ và lấy đất làm công trình, ví dụ như đường Yên Kỳ - Suối Hai, đường tránh Quốc lộ 32... Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Trường cũng khẳng định: “Về mặt quản lý khoáng sản việc khai thác đất khi chưa có giấy phép là không đúng và vi phạm quy định về quản lý đất đai, khoáng sản”.
Ông Nguyễn Văn Trường cho biết thêm, mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện không cấp phép cho bất cứ một mỏ khai thác đất nào nhưng nhiều công trình vẫn phải thi công. Vì vậy, diễn ra một thực tế là ở những xã có đất đồi, nhà nào muốn hạ đất để chuyển đổi cây trồng thì các đơn vị khai thác sẽ đặt vấn đề với hộ dân để lấy đất. Như vậy, hộ gia đình sẽ vừa có đất để thi công công trình mà không mất tiền để hạ đất.Báo cáo của UBND huyện Ba Vì về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn cho thấy, năm 2019 toàn huyện Ba Vì có 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng; 39 công trình vi phạm đất đai, hành lang giao thông đường bộ trên địa bàn 14 xã. Còn từ đầu năm 2020 đến nay, trên toàn huyện có 48 trường hợp vi phạm, trong đó có 46 trường hợp vi phạm đất đai, 2 trường hợp vi phạm hành lang giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, theo báo cáo của huyện Ba Vì, số lượng vụ vi phạm trong năm 2019 không có địa bàn xã Phú Sơn. Trong những tháng đầu năm 2020, tại xã Phú Sơn chỉ có duy nhất một trường hợp lấn chiếm đất mương và đã xử lý xong. Trong khi đó, thực tế ghi nhận được tại địa phương, cũng như đơn, thư phản ánh, việc khai thác thu gom đất làm công trình đang diễn ra tràn lan trên địa bàn xã. Đặc biệt, có hộ gia đình có nhà đang bị đào đất sát móng tường, đã phản ánh lên chính quyền UBND xã Phú Sơn, nhưng câu trả lời nhận được chỉ là sự im lặng./. (Hết)- Từ khóa :
- Hà nội
- ba vì
- quản lý đất đai
- khai thác đất đồi
- phú sơn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Biến tướng khai thác đất đồi ở Ba Vì, Hà Nội- Bài 1: Nhiều vùng đồi ở Phú Sơn bị "băm nát"
13:20' - 12/06/2020
Từ đơn, thư phản ánh của người dân, nhiều tuần qua, phóng viên TTXVN có mặt tại địa bàn xã Phú Sơn để ghi nhận về việc các loại đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư ở đây đang bị "xẻ thịt" từng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...