Bình Thuận giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Đây là dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương, giải quyết bức xúc về giao thông đối ngoại của tỉnh, là đòn bẩy để Bình Thuận phát triển.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160 km. Dự án gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Quy mô hoàn chỉnh của dự án gồm 6 làn xe với bề rộng mặt đường 32,25m, vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km/h, tổng mức đầu tư dự án khoảng 39.650 tỷ đồng.
Toàn tuyến dự án này đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, dự án có tổng diện tích đền bù là 1.179 ha, một khối lượng công việc lớn, ảnh hưởng nhiều đến người dân, tiến độ thực hiện rất gấp.
Về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hiện nay đã kiểm kê 2.172 hồ sơ, đạt tỷ lệ 80%; trong đó có 1.058 hồ sơ đã xét tính pháp lý cấp xã, 433 hồ sơ đã xét tính pháp lý cấp huyện.
Việc xây dựng 5 khu tái định cư được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư; hiện nay đang tổ chức chấm thầu thi công xây lắp và đang thông báo thu hồi đất để phục vụ kiểm kê…
Việc di dời lưới điện 500 kV, 220 kV giao chéo với tuyến đường cao tốc đang được các đơn vị phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện thiết kế di dời.
Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tình trạng xây dựng trái phép, trồng cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng đường cao tốc thuộc địa phận huyện Bắc Bình.
Theo báo cáo của UBND huyện Bắc Bình, qua thống kê có 5/7 xã với tổng số 61 hộ dân vi phạm. Các hành vi vi phạm khu vực giải phóng mặt bằng đường cao tốc chủ yếu là: trồng cây, xây tường rào, xây dựng chòi tạm… UBND các xã cũng đã kiểm tra xử phạt một số hộ dân trồng cây, xây dựng trái phép trên phạm vi giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, UBND huyện Bắc Bình cũng chỉ đạo các xã thông báo rộng rãi đến các hộ dân quy định không thực hiện bồi thường đối với các trường hợp xây dựng trái phép sau thời điểm ngày 1/7/2014.
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương có dự án đi qua chủ động rà soát hồ sơ, hiện trạng đất đai có liên quan đến dự án để kiến nghị UBND tỉnh xem xét.
Chủ động phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định.
Các đơn vị tổ chức tuyên truyền để người dân trong khu vực có dự án đi qua hiểu về tầm quan trọng của dự án này, từ đó cùng đồng thuận, tạo điều kiện trong bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án theo kế hoạch.
Đây là một dự án trọng điểm, nhằm góp phần xây dựng cho đô thị phát triển, đưa Phan Thiết – Bình Thuận trong tương lai sẽ trở thành đô thị loại I cùng với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Sau khi hoàn thành tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Thuận phát triển mạnh, đặc biệt là về du lịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đường bộ cao tốc Bắc – Nam: Tháng 4/2020 dự kiến GPMB 70% khối lượng
17:41' - 02/08/2019
Bộ Giao thông Vận tải đang phấn đấu vào tháng 4/2020 phải giải phóng mặt bằng được từ 60-70% khối lượng để tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thi công đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu tuyến cao tốc Bắc Nam
21:20' - 01/08/2019
Vấn đề lựa chọn nhà thầu tuyến cao tốc Bắc Nam là chủ đề được các phóng viên quan tâm nhất tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, chiều 1/8.
-
Kinh tế Việt Nam
11 dự án cao tốc Bắc - Nam đã thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng
17:34' - 03/07/2019
Tất cả 11 dự án cao tốc Bắc - Nam đã được các địa phương thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đã chuyển 4.628 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện đền bù.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.