Bộ Công Thương áp dụng hệ thống văn bản điện tử
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, nhằm mục tiêu góp phần cùng các bộ, ngành thực hiện Chính phủ điện tử, một trong những nội dung Bộ Công Thương đã và đang tích cực triển khai là phần mềm quản lý về văn bản giấy tờ.
Đây là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc, có tính chất ưu tiên cao trong những tháng cuối năm 2016 và những năm tiếp theo.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương là một trong những bộ đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành.
Hiện Bộ Công Thương đã cung cấp đến người dân và doanh nghiệp 24 dịch vụ công trực tuyết mức độ 3 và mức độ 4 (mức độ cao nhất).
Những dịch vụ này đã đảm bảo việc khai báo và xử lý hồ sơ của doạnh nghiệp hoàn toàn trên môi trường điện tử.
Theo kế hoạch năm 2016, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành 52 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho hay, với mục tiêu điện tử hóa toàn bộ quy trình quản lý, xử lý văn bản và áp dụng đồng bộ, thống nhất tại các đơn vị trong bộ, cục đã phối hợp với Văn phòng Bộ tiến hành cải tiến quy trình xử lý văn bản và triển khai mới Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương (iMOIT).
Ngay từ những ngày đầu tháng 6, quá trình xử lý văn bản đi và văn bản đến trong các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương được xử lý hoàn toàn trên môi trường điện tử.
Khi văn bản đến, bộ phận văn thư sẽ số hóa ngay khi tiếp nhận và cập nhật lên hệ thống, sau đó được chuyển tự động đến các cấp lãnh đạo và cuối cùng đến chuyên viên xử lý. Việc phối hợp, trao đổi, góp ý, xử lý đều được thực hiện trên hệ thống.
Đến thời điểm này, đã có tổng số đơn vị trong bộ sử dụng hệ thống này là 38 đơn vị, bao gồm Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Số lượng các đơn vị đã sử dụng là 24 đơn vị, trong đó 17 đơn vị do thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng. Bảy đơn vị còn lại chỉ dùng từ cấp phó trở xuống.
Tổng số người sử dụng là 936 người, chiếm 50% số cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp tại Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một vài đơn vị vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ đưa văn bản vào hệ thống.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, hiện, hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương cũng đã đáp ứng được toàn bộ quy trình phát hành văn bản đi.
Từ khâu chuyên viên tạo lập văn bản đi, trình lãnh đạo các cấp, xin ý kiến các đơn vị và cho đến khâu văn thư phát hành đều được xử lý, luân chuyển trên Hệ thống iMOIT.
Theo đánh giá từ các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, việc áp dụng Hệ thống iMOIT trong xử lý văn bản đã làm giảm thời gian xử lý công việc của các cấp, giảm thời gian luân chuyển văn bản giữa các đơn vị và giảm tối đa chi phí sao chụp tài liệu giấy, rút ngắn thời gian thống kê, tìm kiếm văn bản.
Ngoài ra, thông qua hệ thống iMOIT, lãnh đạo bộ, lãnh đạo đơn vị có thể xử lý, chỉ đạo trực tiếp trên hệ thống và trực tiếp đến chuyên viên xử lý.
Qua đó, các cán bộ, công chức, viên chức có thể giám sát, xử lý văn bản mọi lúc, mọi nơi thông qua internet. Đặc biệt, thông qua trục kết nối, Hệ thống đã liên thông văn bản với Văn phòng chính phủ và sẵn sàng kết nối, liên thông với các bộ, ngành và địa phương trên cả nước.
Đây sẽ là tiền đề cho việc sớm hoàn thành mục tiêu Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa có dự án thủy điện trên sông Hồng nào do Bộ Công Thương hay Chính phủ phê duyệt
18:11' - 06/05/2016
Bộ Công Thương khẳng định, chưa có bất kỳ dự án thuỷ điện trên sông Hồng nào do Bộ Công Thương hay Chính phủ phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lập đường dây nóng hỗ trợ thu mua thủy hải sản
21:28' - 30/04/2016
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngư dân một số tỉnh miền Trung tiêu thụ thủy hải sản, Bộ Công Thương thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân.
-
Hàng hoá
Thái Lan xả gạo tồn kho: Bộ Công Thương chính thức lên tiếng
16:20' - 29/04/2016
Theo nhận định của Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong năm 2016 tiếp tục chịu tác động trong bối cảnh diễn biến khó lường của các thị trường gạo thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc
10:04'
Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân tham quan không gian văn hoá, kiến trúc chùa Trấn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 kiến tạo
08:18'
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về đề xuất đầu tư tuyến đường sắt chở khách Hà Nội - Quảng Ninh của Vingroup
07:18'
Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về đề xuất đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh của Tập đoàn Vingroup.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.