Bộ Công Thương chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với mọi tình huống
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải -Trưởng ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa chủ trì cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương ngày 3/8 trên tinh thần chuẩn bị các giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa, bởi dịch COVID-19 đã diễn biến rất nhanh và lan rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản, ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, với kinh nghiệm xúc tiến trực tuyến quả vải thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, quả nhãn lồng Hưng Yên, tới đây, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ, địa phương và doanh nghiệp, tiếp tục tổ chức xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương, nhất là nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo đó, Cục Xúc tiến thương mại sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương theo nhóm hàng, chứ không riêng lẻ từng mặt hàng; tập trung hỗ trợ kết nối các nhà xuất-nhập khẩu, kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử. Theo bà Nguyễn Minh Huyền- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục đã phối hợp sát sao đồng bộ với 6 sàn thương mại điện tử lớn để đẩy mạnh triển khai thương mại nông sản qua thương mại điện tử. Do đó, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng việc tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại khá chủ động. Thế nhưng, trong quá trình triển khai, có hai vấn đề cần lưu ý, đó là logistic và điểm tập kết hàng hóa để có thể đảm bảo thông suốt cho cả quy trình mua bán qua thương mại điện tử. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục nắm bắt và tháo gỡ khâu logistics trong thương mại điện tử, nhất là tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Cục sẽ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nội dung hướng dẫn các hợp tác xã tại các tỉnh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử cũng như tăng cường truyền thông theo phương thức đa kênh.Đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan để đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử.
Về lĩnh vực sản xuất, ông Ngô Khải Hoàn – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp chưa bị tác động mạnh bởi làn sóng COVID-19 lần thứ 4, giá trị tăng thêm toàn ngành 11,45%; trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 11,42%.Tuy nhiên, đến tháng 7, tình hình căng thẳng hơn, nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Vì vậy, để duy trì sản xuất ở các doanh nghiệp, tránh xảy ra các đứt gãy sản xuất, vaccine vẫn là giải pháp căn cơ và cần thiết phải tiến hành sớm.
Thống kê của Bộ Công Thương, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, đây tiếp tục là dấu hiệu lạc quan, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng. Thời gian tới, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều dư địa để tăng trưởng, khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, dự báo dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường sẽ tác động đến cả hoạt động sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng những nhiệm vụ trọng tâm và hết sức nặng nề của Bộ Công Thương trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bởi vậy, cần chuẩn bị cho những tình huống dịch bệnh có thể diễn biến xấu hơn để đưa ra những kịch bản phù hợp để đối phó.Vì thế, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian tới gồm cung ứng hàng hóa thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của người dân trên cả nước, nhất là đối với những địa phương đang có dịch, đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; vừa thúc đẩy sản xuất công nghiệp, duy trì thực hiện "mục tiêu kép" vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh; duy trì đà tăng của hoạt động xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu cả năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 4-5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của Tổ công tác Tiền phương, không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam mà phải mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, Vụ Thị trường trong nước phải xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tương đương với các cấp độ của dịch bệnh. "Trong mọi tình huống, phải đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước, nhất là ở các địa phương có dịch và đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định. Đối với nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, Cục Công nghiệp làm đầu mối, phải làm việc với các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nắm bắt được những khó khăn trong sản xuất công nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, chế xuất… từ đó có những giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất. Về hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, Cục Xúc tiến thương mại phải có những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cấp bách cho các địa phương đang có nông sản vào thời vụ thu hoạch. Trước mắt tập trung tiêu thụ ở thị trường trong nước, sau đó mới tìm các giải pháp để xúc tiến xuất khẩu. Nhấn mạnh thương mại điện tử là phương thức rất quan trọng và tậm chí sẽ xu thế tất yếu nhất là trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải phát huy hơn nữa hiệu quả phương thức này. Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng cường sự phối hợp, bám sát các thị trường xuất khẩu để có thông tin về thị trường, từ đó có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. "Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Công Thương phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước, nhất là ở những địa phương đang có dịch; đảm bảo sản xuất công nghiệp, nhất là trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo, duy trì đà tăng của hoạt động xuất nhập khẩu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh cần quyết liệt hơn nữa để mở rộng vùng đã an toàn
21:07' - 02/08/2021
Thành phố Hồ Chí Minh cần có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để giữ chắc và mở rộng vùng đã an toàn.
-
Thị trường
Không còn thiếu hàng thiết yếu ở khu vực phía Nam
20:38' - 26/07/2021
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 26/7, tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã được cải thiện.
-
DN cần biết
Không kiểm tra xe chở hàng thiết yếu phục vụ vùng dịch COVID-19
21:01' - 25/07/2021
Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành văn bản số 1015/TTg-CN về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.