Bộ Công Thương ra công điện ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất và ngập úng
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Công Thương) vừa có Công điện hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; các Tập đoàn, Tổng Công ty trong ngành công thương; các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối ngày 11- 13/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to; trong đó từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế 200-400mm, có nơi trên 500mm; Đà Nẵng và Quảng Nam 100-200mm, có nơi trên 300mm, Nghệ An 70-150mm, có nơi trên 250mm, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng khu vực trũng, thấp, các khu đô thị.
Thực hiện Công điện số 13/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 ngày 11/10/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với mưa lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân; Chỉ thị số 10/CT-BCT và Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 30/8/2023 của Bộ Công Thương về tăng cường đảm bảo an toàn trong quản lý hồ đập thuỷ điện và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh chỉ đạo chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra việc vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa.
Cùng đó là việc vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. Đồng thời, rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Đối với các chủ đập thủy điện, Bộ Công Thương yêu cầu cần nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, nhất là trọng điểm xung yếu, sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục.
Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. Cùng đó, chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa.
Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra về phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.
Đối với chủ các cơ sở khai thác khoáng sản, yêu cầu tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Riêng các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành, Bộ Công Thương lưu ý cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài. Mặt khác, chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị ngành công thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Bên cạnh đó, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai; tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này và thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tuyến phố cổ Hội An có nguy cơ bị ngập cao
14:05' - 14/10/2023
Những ngày qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi đến rất to.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nơi ở Quảng Bình ngập cục bộ, giao thông chia cắt do mưa lớn
10:55' - 14/10/2023
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 12-14/10, tỉnh Quảng Bình có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ, giao thông chia cắt.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng mưa lớn, di dời hàng nghìn người dân khỏi vùng ngập lụt
10:10' - 14/10/2023
Sáng 14/10, tại thành phố Đà Nẵng tiếp tục có mưa lớn, hiện tượng ngập lụt xảy ra trên nhiều tuyến đường và khu vực thấp trũng ở hầu hết các quận, huyện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.