Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị gỡ khó cho 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam
Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi văn bản tới các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng đề nghị làm rõ và cho ý kiến một số vấn đề trong quá trình đàm phán với các nhà đầu tư.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam được kỳ vọng là công trình đột phá về hạ tầng giao thông, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển, khu đô thị… để phát triển kinh tế - xã hội đất nước và các địa phương nơi dự án đi qua. Với sự chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt để triển khai giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng.
Đến nay, trong số 11 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã thi công 6 đoạn tuyến sử dụng nguồn vốn đầu tư công gồm Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2. Hai dự án thành phần mới được Quốc hội quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu vào đầu tháng 2/2021 đang rốt ráo lựa chọn nhà thầu để tổ chức khởi công cuối tháng 6/2021.
Ba dự án thành phần còn lại gồm Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo hiện đang chậm tiến độ.
Trong văn bản Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng cho biết, cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, tiến độ yêu cầu hoàn thành rất gấp, triển khai theo hình thức PPP phức tạp cả về hình thức quản lý và hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh, quá trình quản lý thực hiện liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực…
Văn bản cũng nêu rõ, quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu, đàm phán hợp đồng diễn ra trong thời điểm giao thời, có nhiều thay đổi về quy định pháp luật liên quan như: quy định về quản lý chất lượng thi công, bảo trì công trình; quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng,… Đặc biệt là Luật Đối tác công tư (Luật PPP) mới có hiệu lực, nhưng các nghị định hướng dẫn Luật còn chưa quy định hết được các tình huống thực tế xảy ra.
Cũng tại văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng làm rõ 7 nội dung trong quá trình đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam. Các nội dung này gồm điều kiện chuyển tiếp của Luật PPP; cơ chế chia sẻ phần tăng giảm doanh thu; điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án; thanh toán phần vốn Nhà nước; quyết toán dự án; quy định về đền bù do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và nội dung điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình, điều chỉnh giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công.
Cụ thể, liên quan đến vướng mắc quyết toán dự án, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với phần quyết toán vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự án (VGF) đang có sự khác biệt giữa quy định của Luật PPP (hiệu lực thi hành từ 1/1/2021) so với phương án đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 52/2017/ QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 ..
Theo đó, theo Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội, phần vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ tính khả thi của dự án được hòa chung cùng nguồn vốn của nhà đầu tư để thực hiện dự án, không tách thành tiểu dự án hoặc thành hạng mục cụ thể như quy định của Luật PPP. Do đó, không thể tách riêng phần vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để quyết toán như vốn đầu tư công.
Ngoài ra, đối với quyết toán vốn BOT, Luật PPP và các nghị định hướng dẫn chưa quy định cụ thể cách thức quyết toán phần vốn đầu tư BOT. Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam được tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư, sử dụng phần vốn góp Nhà nước để đánh giá tài chính thương mại. Các yếu tố về thời gian hoàn vốn, mức giá dịch vụ và các yếu tố liên quan là cố định hoặc do nhà đầu tư tự xác định trong quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu. Do vậy, giá trị vốn góp ngân sách Nhà nước để thực hiện dự án chính là giá trị trúng thầu.
“Với các khó khăn, vướng mắc trên dẫn đến quá trình đàm phán hợp đồng dự án giữa Bộ Giao thông Vận tải và các nhà đầu tư phát sinh một số nội dung còn chưa thống nhất. Để đảm bảo phù hợp và tuân thủ đúng các quy định pháp luật, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các bộ, ngành có ý kiến về các nội dung còn tồn tại, vướng mắc. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng theo quy định”, văn bản của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết thêm, do yêu cầu tiến độ rất gấp, trường hợp các nội dung chưa thể quyết định ngay hoặc cần thêm thời gian để tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cùng nhà đầu tư ghi nhận trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng và tiếp tục cập nhật trong quá trình triển khai dự án.
Về cơ chế chia sẻ phần tăng giảm doanh thu, đây cũng là một trong những nội dung đang còn nhiều ý kiến khác nhau, đại diện Vụ PPP (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, trong quá trình đàm phán hợp đồng, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án chỉ chia sẻ phần doanh thu tăng, không chia sẻ phần doanh thu giảm, tuy nhiên các nhà đầu tư đề nghị cần chia sẻ rủi ro trong cả trường hợp tăng và giảm để đảm bảo công bằng khi ký hợp đồng.
Theo đại diện nhà đầu tư dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (một dự án thành phần PPP đường bộ cao tốc Bắc – Nam) chia sẻ, do các quy định chồng chéo, chưa rõ ràng của pháp luật nên quá trình đàm phán hợp đồng dự án đang gặp khó khăn, chưa thể thống nhất các điều khoản.
Cũng theo vị đại diện này, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam là công trình trọng điểm quốc gia, nhà đầu tư mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm vào cuộc để tháo gỡ các vướng mắc nhằm triển khai dự án thành công theo yêu cầu của Quốc hội.
Hơn nữa, Chính phủ và Bộ Bộ Giao thông Vận tải đang đặt mục tiêu xây dựng hàng loạt dự án cao tốc mới để đến năm 2030, cả nước có 5.000 km đường cao tốc. Nếu Nhà nước không có giải pháp huy động các nguồn khác nhau, chỉ trông chờ từ nguồn ngân sách, mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030 sẽ khó khả thi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về không giao nguồn vốn bảo trì cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam?
15:40' - 16/04/2021
Bộ GTVT khẳng định việc giao dự toán ngân sách bảo trì hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia cho Cục Đường sắt Việt Nam là đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư
19:19' - 07/04/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn thứ 3 Nhật Bản bị gián đoạn kết nối trên toàn quốc
20:04'
Ngày 3/7, KDDI Corp, một trong ba nhà mạng di động hàng đầu của Nhật Bản, cho biết 39,19 triệu kết nối di động đã bị ảnh hưởng khi mạng lưới di động của hãng bị gián đoạn dịch vụ trong khoảng 40 giờ.
-
Doanh nghiệp
BIENDONG POC làm lợi 36,5 triệu USD từ các sáng kiến
16:29'
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) trong giai đoạn 2017 – 2022 đã thi đua lao động sáng tạo, phát huy hàng chục sáng kiến với tổng giá trị làm lợi lên tới 36,5 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Vietsovpetro hạ thuỷ 2 cụm chân đế giàn khoan mỏ Rồng trong tháng 6
16:29'
Trong tháng 6 vừa qua, Liên doanh dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) đã hạ thủy 2 cụm chân đế giàn khoan mỏ Rồng là RC-10 và RC-RB1.
-
Doanh nghiệp
American Airlines mở thêm 5 đường bay nối Cuba và Mỹ
13:55'
Ngày 2/7, truyền thông Cuba đưa tin hãng hàng không American Airlines đã xin cấp phép để thiết lập 5 đường bay giữa Cuba và thành phố Miami, thuộc bang Florida của Mỹ, vào tháng 11 tới.
-
Doanh nghiệp
Công ty Autocom sẽ xuất khẩu 107.000 bộ áo ghế ô tô sang Hàn Quốc
11:35'
Công ty sản xuất Phụ tùng ô tô - Autocom (thuộc THACO Industries) cho biết, trong tháng 6, Autocom đã xuất khẩu gần 8.000 bộ áo ghế xe Kia Bongo cho Công ty Cellmech International Vina (Hàn Quốc).
-
Doanh nghiệp
Hàng không Tây Ban Nha đình đốn do đình công
08:26'
Ngày 2/7, hoạt động của hai hãng hàng không giá rẻ EasyJet và Ryanair tại Tây Ban Nha tiếp tục bị đình trệ khi đại diện tổ chức công đoàn USO của Ryanair thông báo tiếp tục đình công thêm 12 ngày nữa.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vận tải Gia Lai đồng loạt tăng giá cước
14:07' - 02/07/2022
Thời gian gần đây, trước biến động giá xăng dầu liên tục tăng, các doanh nghiệp vận tải ở Gia Lai đồng loạt điều chỉnh giá cước do không thể cầm cự và để phù hợp với tình hình chung.
-
Doanh nghiệp
Nguy cơ vỡ nợ, một doanh nghiệp buýt tại Hà Nội thông báo dừng hoạt động
11:19' - 02/07/2022
Ngày 1/7, Công ty TNHH Bắc Hà đã phát đi thông báo tới toàn thể cán bộ, công nhân viên về việc dừng hoạt động và chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 15/8/2022 do đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
-
Doanh nghiệp
Google chi 90 triệu USD để dàn xếp với các nhà phát triển ứng dụng
09:02' - 02/07/2022
Google sẽ chi 90 triệu USD để dàn xếp với các nhà phát triển ứng dụng nhỏ, trước cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ này đã lạm dụng vị thế thị trường của mình.