Bộ Tài chính dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 tăng khoảng 3,4%
Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2021; dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 được xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6-6,5% so với năm 2021, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 60 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,2%.
Bộ Tài chính dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,1% GDP; trong đó thu từ thuế, phí khoảng 12,7% GDP. Cụ thể, dự toán thu nội địa là 1.176,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,4% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, tăng khoảng 3,8% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán thu dầu thô 28,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 7 triệu tấn, giá dầu dự toán khoảng 60USD/thùng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 199 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước; dự toán thu viện trợ 7,8 nghìn tỷ đồng. Đối với chi ngân sách, theo Bộ Tài chính, nguyên tắc, định hướng bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 được xác định là bố trí tổng chi đầu tư phát triển lớn hơn bội chi ngân sách nhà nước; chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn. Ngoài ra, bố trí chi thường xuyên theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định, nhưng yêu cầu triệt để tiết kiệm gắn với tinh gọn bộ máy, nâng cao tự chủ đơn vị sự nghiệp công phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù từng lĩnh vực, cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách để tập trung tối đa nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, bố trí ưu tiên cho các nhiệm vụ cần thiết, chi an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, đối tượng có lương hưu thấp; bố trí chi các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với khả năng giải ngân và cân đối ngân sách nhà nước. Đồng thời, bố trí hợp lý dự phòng, dự trữ quốc gia theo quy định để bảo đảm xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh Do đó, Bộ Tài chính dự kiến, dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. Trong số đó, dự kiến bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho một số nhiệm vụ chủ yếu cụ thể như sau: Chi đầu tư phát triển khoảng 526,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 10,2% so dự toán năm 2021; Chi trả nợ lãi khoảng 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng chi NSNN, giảm 5,8% so với dự toán năm 2021. Chi thường xuyên dự kiến 1.111,19 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi ngân sách nhà nước tăng 5,1% so với dự toán năm 2021, tập trung bố trí tăng chi một số chính sách an sinh xã hội quan trọng, phát sinh mới. Về bội chi ngân sách nhà nước, dự kiến mức bội chi là 372,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21-22% tổng thu ngân sách nhà nước. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43-44% GDP. Bộ Tài chính cho biết, để hoàn thành mục tiêu trên phải nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Cùng với đó, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu ngân sách nhà nước. Theo Bộ Tài chính, quá trình phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn năm 2021; trong đó, các nước mới nổi, đang phát triển khả năng tăng trưởng cao hơn phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng và mô hình thích ứng an toàn với dịch COVID-19 áp dụng tại các quốc gia. Bên cạnh đó, khả năng thắt chặt dần các chính sách tài khóa, tiền tệ của một số nền kinh tế lớn nhằm kiểm soát lạm phát và an toàn tài chính, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các dịch bệnh khác cũng là những rủi ro ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế thế giới. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội phụ thuộc lớn vào việc hoàn thành bao phủ vaccine, kiểm soát được dịch bệnh để mở cửa trở lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội./.Tin liên quan
-
Tài chính
Chuyên gia cảnh báo bẫy lạm phát khi Malaysia dự thảo Ngân sách 2022
14:45' - 27/10/2021
Theo chương trình kỳ họp, Hạ viện Malaysia sẽ bắt đầu quá trình thảo luận về Dự luật Ngân sách năm 2022 vào ngày 29/10 tới.
-
Bất động sản
Đề xuất tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách
08:09' - 27/10/2021
Xem xét điều chỉnh tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách là nội dung được nêu tại cuộc thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách - HĐND tỉnh Hải Dương với Sở Tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia và kế hoạch tái thiết nền kinh tế thông qua Ngân sách 2022
06:30' - 27/10/2021
Vấn đề ngân sách năm 2022 của Malaysia đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Nếu được thông qua với số phiếu cao, dự thảo ngân sách sẽ thể hiện sự tín nhiệm đối với chính phủ liên minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh giải bài toán ngân sách từ nguồn lực nhà, đất công
15:22' - 21/10/2021
Do ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, số thu ngân sách trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh trong 2 tháng gần đây đã sụt giảm mạnh nhất từ trước tới nay và giảm sâu so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng 10,75%
16:52' - 14/10/2021
Ngày 14/10, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 1.084,7 nghìn tỷ đồng, bằng 80,75% dự toán, tăng 10,75% so với cùng kỳ năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đã hoàn hơn 29.230 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
21:05'
Số hoàn thuế giá trị gia tăng từ đầu năm đến ngày 23/3 là 3.705 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
16:36'
Bộ Tài chính hướng dẫn, khi thực hiện bàn giao nguồn tài chính, ngân sách nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên, kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả.
-
Tài chính
Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 9,7%
12:46'
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025 đạt khoảng 411.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với dự toán năm 2024, Cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan khu vực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.
-
Tài chính
Yếu tố hỗ trợ thu ngân sách nhà nước quý I tăng hơn 29%
09:19'
Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước quý I/2025 ước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Cục Thuế kiểm tra gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
16:40' - 03/04/2025
Cục Thuế vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
-
Tài chính
Người nộp thuế có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
15:33' - 03/04/2025
Theo quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, người nộp thuế có thể thực hiện toàn bộ thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua thiết bị di động có cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
-
Tài chính
Nhật Bản: Lạm phát đẩy giá tiệc hanami lên mức cao nhất
08:34' - 03/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được ăn trong các buổi tụ họp được gọi là hanami hay tiệc ngắm hoa, đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Tài chính
Giới chuyên gia: Thu từ thuế quan của Mỹ có thể thấp hơn nhiều dự báo
13:17' - 02/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thuế quan sẽ giúp nền kinh tế nước này “giàu có”, song các chuyên gia kinh tế cho rằng số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với dự báo của Nhà Trắng.
-
Tài chính
IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
07:00' - 02/04/2025
Chính phủ Argentina khẳng định khoản vay IMF sắp tới sẽ không được sử dụng cho mục đích chi tiêu mà nhằm tái cấp vốn cho BCRA. Hiện tại, Argentina đang là "con nợ" lớn nhất của IMF.