Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ứng phó linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 5/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị liên tục cập nhật chính sách nông nghiệp của các quốc gia, đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ ra, các đơn vị cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do để xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, tăng cường xuất khẩu nông sản đa giá trị. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu. Bên cạnh xuất khẩu cũng cần quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cần tiếp cận tốt hơn với thị trường trong nước thông qua các kênh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội tương tác. Điển hình gần đây, tỉnh Bắc Giang chủ động kết nối nhiều hình thức đa dạng, mới lạ, thu hút sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, để xúc tiến tiêu thụ vải thiều. “Các kênh bán hàng, các hình thức thương mại điện tử, giới thiệu, quảng bá nông sản tương tác đa chiều trên mạng xã hội, không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là “chiếc cầu” để người nông dân chủ động nâng cấp, cập nhật, mở những con đường khác để nông sản ra thị trường”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.Về sản xuất, người đứng đầu ngành nông nghiệp yêu cầu theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn, bão lũ, thiên tai, nguồn nước, xâm nhập mặn để kịp định hướng thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chủ động trong ứng phó, xây dựng các phương án kiểm soát rủi ro thiên tai. Chăn nuôi cần kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tăng đàn gia súc, theo dõi diễn biến cung cầu mặt hàng thịt lợn, tránh đột biến về giá cả.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị đề xuất các giải pháp đáp ứng, bảo đảm các yêu cầu mới về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, gắn với việc tuân thủ cam kết chống phá rừng; thực hiện Kế hoạch hành động nói không với khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC. Các đơn vị quan tâm đến khuyến nông, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Quản lý tốt việc cấp mã vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh thêm, các đơn vị phải hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng các chương trình, đề án, văn bản; trong đó có 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia; Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Đề án phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp...Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước đang trong quá trình phục hồi, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng kinh tế chậm lại; sức chống chịu của doanh nghiệp đã tới hạn, tạo thách thức rất lớn để duy trì sản xuất kinh doanh. Nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn phấn đấu trong 6 tháng cuối năm để tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành cả năm đạt từ 3 - 3,5%, giá trị xuất khẩu đạt từ 54 - 55 tỷ USD.
Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra, ngành nông nghiệp tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành theo định hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, ngành đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất. Theo đó, ngành đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng; triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu tư, nghiên cứu chọn tạo giống đến xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu ngày càng tốt hơn. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, ngành sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, châu Âu...; mở cửa các thị trường mới như: Trung Đông, châu Phi... với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường. Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng GDP khá cao 3,07%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,77%. Xuất khẩu nông, lâm, ts 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành đã bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm, nhưng nhóm nông sản chính tăng rất cao so với nhiều năm trở lại đây, đạt 12,79 tỷ USD, tăng 12%. Số xã, huyện đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng nông thôn mới tăng, sản phẩm đạt chuẩn OCOP tăng mạnh. Đến hết tháng 6, cả nước có 6.011/8.177 xã (73,5%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 0,43% so với cuối năm 2022).Các địa phương công nhận 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó 42 sản phẩm 5 sao) với 5.069 chủ thể tham gia. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Các sản phẩm OCOP 5 sao đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Tập trung quản lý tàu cá, truy xuất nguồn gốc
19:40' - 03/07/2023
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong thời gian tới, các địa phương phải tập trung làm quyết liệt, nhất là việc quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế 6 tháng: Ngành nông nghiệp chuyển mạnh sang sinh thái, đa giá trị
16:17' - 03/07/2023
Trước sức ép tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại, xuất khẩu còn khó khăn, ngành nông nghiệp tiếp tục tận dụng cơ hội chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị tăng giám sát vật tư đầu vào nông nghiệp, xử nghiêm sai phạm công ty bảo hiểm
16:59' - 30/06/2023
Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai vừa có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại huyện Bảo Thắng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình
12:17'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 20/1/2025 điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh thái Bình (Dự án).
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ gạo cho 7 địa phương dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
12:14'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký các Quyết định về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng đến 11% trong giai đoạn 2025 - 2030
12:12'
Trong giai đoạn 2025 - 2030, Đảng bộ thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10,5 - 11%, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu).
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới Việt Nam - EU
10:48'
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU, đã nêu bật tầm quan trọng của hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam
10:27'
Đến ngày 21/1, Quảng Bình đã bàn giao 100% mặt bằng cho đơn vị thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
UNCTAD đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam
08:22'
Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn hướng tới những cam kết mạnh mẽ trong các cơ chế hợp tác đa phương. Điều này được thể hiện rõ qua các chuyến công du nước ngoài của giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10' - 20/01/2025
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30' - 20/01/2025
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30' - 20/01/2025
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.