Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu "tiêu diệt" văn bản nợ đọng
Sáng 6/2, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng chủ trì, đã làm việc với 11 bộ, cơ quan về tình hình xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực pháp luật từ thời điểm 1/7/2020.
Báo cáo tổng hợp tình hình ban hành văn bản, Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Đinh Dũng Sỹ cho biết, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật ngày càng gia tăng.Năm 2017 là năm đã có nhiều cố gắng và không để tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, nhưng đến năm 2018 và 2019, số nợ đọng gia tăng. Đến nay, các bộ, cơ quan Chính phủ đang còn nợ 24 văn bản hướng dẫn các luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 trở về trước, bao gồm 21 nghị định, 3 thông tư.
Trong 24 văn bản nợ đọng này của 6 bộ, Bộ Công an có 15 văn bản ( gồm 12 nghị định, 3 thông tư); Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 nghị định, Bộ Công Thương 4 nghị định, Bộ Tư pháp 1 nghị định, Bộ Y tế 1 nghị định, Thanh tra Chính phủ 1 nghị định.
“Bộ Công an cả văn bản nợ và văn bản chuẩn bị phải được ban hành trước 1/7 rất nhiều, rất nặng nề, vì trong năm 2019, liên quan đến lĩnh vực của Bộ có rất nhiều luật được thông qua, cũng có những luật rất khó. Ví dụ như các văn bản hướng dẫn Luật An ninh mạng cũng là một vấn đề mới nhạy cảm, phức tạp, cần nhiều thời gian”, ông Sỹ nói. Cũng theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật, thời điểm mùng 1/7/2020, nhiều luật sẽ bắt đầu có hiệu lực và theo quyết định phân công, danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành các luật sẽ có hiệu lực vào 1/7/2020, các bộ phải trình ban hành 62 văn bản, gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng và Thông tư của các bộ, trong đó có 35 nghị định, 27 thông tư. Ông Đinh Dũng Sỹ đề xuất, đối với 24 văn bản hướng dẫn các luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 trở về trước còn nợ đọng, các bộ rà soát, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, cố gắng chậm nhất phải ban hành trước ngày 15/4. Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng về quyết tâm của các bộ cũng như các giải pháp. Đối với 62 văn bản phải ban hành để có hiệu lực cùng với các luật có hiệu lực từ mùng 1/7/2020, có 59 văn bản hướng dẫn các luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, ba văn bản hướng dẫn pháp luật đến thời điểm ngày 1/7/2020 mới phải ban hành để hướng dẫn một số quy định của các luật có hiệu lực trước đó. Vụ Pháp luật đề nghị các bộ, ngành trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 62 văn bản này trước 15/5, để cùng với các luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Với các văn bản Thủ tướng đã cho phép soạn thảo theo thủ tục rút gọn, có thể ban hành chậm nhất là ngày 31/6. Báo cáo về tình hình xây dựng và khả năng hoàn thành các văn bản, đại diện Bộ Công an cho biết, văn bản hiện có nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn nhất, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 là Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), gồm 7 nghị định, 1 thông tư liên tịch và 2 thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an, trong đó có nghị định quy định chi tiết thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại và chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại. Khi xây dựng nghị định này có nhiều nội dung rất khó khăn cho cơ quan chủ trì soạn thảo bởi thực tiễn chưa có. Bộ Công an đề nghị Tổ công tác báo cáo Thủ tướng cân nhắc cho phép gia hạn trình đối với một số văn bản có nội dung khó, có tính chất phức tạp như nghị định quy định chi tiết thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại và chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại; nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, thời gian qua, trách nhiệm của các bộ, ngành chưa thực sự cao trong tham gia phối hợp xây dựng văn bản. Đây là vướng mắc lớn nhất. “Ngay khâu gửi xin ý kiến cử người tham gia hàng tháng trời cũng không gửi. Tôi lấy ví dụ 1 thông tư, ngày 24/10 chúng tôi đề nghị gửi kết quả về Bộ Công an, đến 15/11 còn nhiều bộ, ngành chưa gửi, đến ngày 3/12 không gửi, đến hôm nay cũng không gửi. Nhưng nếu những bộ, ngành này không gửi, không thể trình được, bị trả lại để về xin thêm ý kiến”, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh dẫn chứng. Hay quy định về pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự, yêu cầu phải tổng kết thực tiễn, nhưng thực tế chưa có, không thể tổng kết được. Ông bày tỏ, gần 40 năm làm trong lĩnh vực pháp chế, cũng có ít kinh nghiệm, ông thấy trách nhiệm của Bộ trưởng rất cao. Riêng Bộ Công an, Bộ trưởng yêu cầu 1 tuần phải có báo cáo, nếu không có sẽ kiểm điểm, Nguồn lực đơn vị và các đồng nghiệp của ông cũng rất cố gắng, nhưng nguyên nhân chính là công tác phối hợp làm chậm tiến độ”. Từ đó, ông đề nghị Tổ công tác có báo cáo với Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các bộ, ngành phải có trách nhiệm trong đó, nếu văn bản xin ý kiến phải nêu rõ bao nhiêu ngày, không có thời hạn cuối cùng chẳng ai kiểm điểm, chẳng ai làm gì. Vị Cục trưởng cũng nhận khuyết điểm trong việc đôn đốc nội bộ chưa được tốt và cam kết về báo cáo Bộ trưởng, những gì còn nợ sẽ hoàn thiện đúng thời hạn.Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng thừa nhận khâu yếu hiện nay là khâu phối hợp, chậm ngay từ việc cử người phối hợp.
“Tôi dự họp rất nhiều cuộc, thấy hầu như là vắng, người được cử đến được khoảng 50% là hiếm lắm”, ông Thừa nói. Theo ông, nếu các cơ quan cử người đi thay và người đó có trách nhiệm càng tốt, vì nhiều khi thứ trưởng, vụ trưởng chưa chắc nắm chắc vấn đề bằng chuyên viên làm trực tiếp. Về việc gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan, ông Thừa đề nghị tóm lược và chỉ rõ cần xin ý kiến những nội dung nào chứ không phải gửi sang cả tập tài liệu dày nửa gang tay với mấy chục vấn đề. Để tăng cường trách nhiệm phối hợp của các bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng giao cho Phó Thủ tướng phụ trách các bộ gọi và triệu tập các bộ lên họp để đôn đốc. Nếu Phó Thủ tướng thay mặt Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp sẽ làm được. Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh không thể để văn bản nợ đọng, chậm trễ. Phải tiêu diệt luôn văn bản nợ đọng, làm như chống dịch nCoV, mạnh mẽ, quyết liệt đi. - Bộ trưởng quán triệt. Bộ trưởng đề nghị, với văn bản còn nợ đọng, các bộ trình Chính phủ trước ngày 1/3. Còn văn bản có hiệu lực từ 1/7/2020, cố gắng trình chậm nhất vào 15/4 để hoàn thiện các thủ tục tiếp theo. Cơ quan phối hợp phải trả lời nhanh cho cơ quan chủ trì. Khi đã có ý kiến thành viên Chính phủ, các vụ thuộc Văn phòng Chính phủ phải xử lý, nếu bộ nào nợ đọng, vụ đó chịu trách nhiệm - Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông cũng cho rằng, các văn bản nợ đọng trước 1/1/2020, có văn bản từ năm 2019, thậm chí trước đó, càng để “nguội”, khoảng trống pháp lý càng rộng. Bộ trưởng tán thành với đề nghị của đại diện Bộ Công an, cho phép lùi các văn bản còn nợ đến ngày 15/3 sẽ hoàn thành do đang tổ chức triển khai nhiều văn bản với nhiều khó khăn./. >> Thủ tướng yêu cầu 6 bộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn luậtTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến về nợ đọng thuế, Luật Chứng khoán
19:32' - 22/10/2019
Sáng 22/10, Quốc hội nghe Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.